Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 90f966a1-f9c4-90f0-dd35-ddcf3e6b8122.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHAN THỊ MỸ DUNG: CẦN ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN CHO ĐỊA PHƯƠNG

20/04/2021

Thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An đề nghị Chính Phủ tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm tạo điều kiện để địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạn chế việc đùn đẩy trách nhiệm hoặc trông chờ, ỷ lại vào trung ương.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đánh giá cao những kết quả, thành tích, thành tựu mà Chính phủ và các thành viên Chính phủ trong quản lý, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nước trong 5 năm qua.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An phát biểu tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. 

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề đạt mong muốn, kỳ vọng của cử tri đối với Chính phủ thời gian tới, nhiệm kỳ tới sâu sát hơn, mạnh mẽ, hiệu quả, thành công hơn trong điều hành phát triển đất nước.

Theo đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, trong xây dựng pháp luật, Quốc hội khóa XIV thông qua 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết, trong đó hầu hết các dự án luật, các dự thảo do Chính phủ trình, cho thấy Chính phủ đã rất sâu sát, kịp thời nắm bắt nhu cầu pháp lý của xã hội, tùy vào từng tình hình, từng thời điểm của xã hội phát sinh đã chủ động ban hành các quy định pháp luật cũng như trình Quốc hội ban hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng bày tỏ mong muốn, Chính phủ trong thời gian tới khi xây dựng các dự án luật cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi hơn, cầu thị hơn, tiếp thu nhiều hơn các ý kiến đóng góp, đặc biệt là các ý kiến trong báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, báo cáo thẩm tra của các Ủy ban.

Thực tế thời gian qua cho thấy, rất nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội khi thảo luận dự án luật trình Quốc hội lần đầu đều đã được Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp và Báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội cũng như góp ý của các ngành, địa phương nêu ra. Đại biểu khẳng định, nếu ngay từ đầu, dự thảo luật được tiếp thu sâu sắc hơn, cầu thị hơn thì Quốc hội sẽ không mất thêm thời gian cho những dự án chưa chín muồi, chưa được chuẩn bị chu đáo, chưa bảo đảm phù hợp, khả thi.

Theo nữ đại biểu Đoàn Long An, Chính phủ cần đẩy mạnh tăng cường hơn nữa phân cấp, phân quyền cho địa phương. 5 năm qua, công tác này đã được chú trọng đổi mới, thực hiện thông qua cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật liên quan đến thẩm quyền của cá nhân, cơ quan, đơn vị trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn trở ngại, khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong quản lý, điều hành, giải quyết yêu cầu hành chính của doanh nghiệp, của người dân đã bị động, thiếu thông suốt, thiếu kịp thời. Nhiều công việc mà cơ quan, chính quyền địa phương có khả năng giải quyết nhưng không có thẩm quyền giải quyết. Các cơ quan cấp trên trung ương không có khả năng giải quyết hiệu quả nhưng lại có thẩm quyền giải quyết dẫn đến nhiều công việc ùn tắc, chậm trễ, kém hiệu quả.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nêu đơn cử, các tỉnh, thành phố chỉ được quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10 hecta, còn từ trên 10 hecta trở lên phải trình cho Thủ tướng Chính phủ quyết định. Theo đại biểu, quy định này nhiều lúc đã kéo dài thời gian chờ đợi, thậm chí lỡ mất cơ hội đầu tư. Trong khi đó, các địa phương đã nhiều lần đề nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền nội dung này cho các tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, đối với việc thực hiện cải cách hành chính các đề án ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các cơ sở dữ liệu đã có. Theo đại biểu, Chính phủ chỉ nên quy định biểu mẫu, các mẫu phôi về nội dung, hình thức rồi giao cho địa phương chủ động in ấn, chịu trách nhiệm. Nhưng thực tế còn rất nhiều lĩnh vực phải chờ đăng ký được mua, được cấp phép các biểu mẫu, các phôi mẫu từ trung ương. Hiện nay lại phổ biến việc biểu mẫu, phôi mẫu trước đây do địa phương thực hiện giờ trung ương lấy về làm.

Từ lý do trên, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đề nghị tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương với phạm vi thẩm quyền của mình kết hợp với những thế mạnh riêng, địa phương sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạn chế được việc đùn đẩy trách nhiệm hoặc trông chờ, ỷ lại vào trung ương, chủ động các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cho biết, đề án tinh gọn biên chế, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được Chính phủ triển khai xây dựng, triển khai thực hiện song hành với Đề án cải cách chính sách tiền lương. Đối với địa phương, trong thời gian qua đã hoàn thiện quyết liệt bộ máy, cơ cấu tổ chức trong các cơ quan hành chính, đặc biệt là ở cơ sở đã tinh, đã gọn rất nhiều. Rõ nhất là giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách. Hiện nay xã loại 2, 3, công chức chuyên môn phụ trách ở các lĩnh vực chỉ có một, do đó để hoàn thành nhiệm vụ được giao, các công chức này phải làm việc cật lực, nếu đi họp đi học thì sẽ không có người làm thay. Thậm chí phải làm cả ngoài giờ hành chính thì mới hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

Khi thực hiện chủ trương quy định tinh giản, sắp xếp, tinh gọn bộ máy đã gắn với mục tiêu cải cách chính sách tiền lương, làm sao đảm bảo đời sống người hưởng lương và gia đình người hưởng lương. Khi cử tri đặt vấn đề cán bộ, công chức địa phương đã tinh giản, đã gọn rồi nhưng lương bao giờ mới được đủ sống như Chính phủ đã nói.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã lương chỉ hơn 1 triệu đồng/ tháng, nếu chỉ trông vào lương thì làm sao đủ sống, làm sao an tâm công tác cống hiến, lo cho bản thân mình còn không xong thì lấy gì lo cho gia đình”, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nói.

Đại biểu cũng phản ánh, cử tri chia sẻ với Chính phủ vì lý do khách quan khi thế giới, đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác hại của đại dịch Covid-19 nên chưa thực hiện được những nội dung trọng tâm của Đề án cải cách chính sách tiền lương theo lộ trình. Cử tri mong muốn Chính phủ trong thời gian tới, nhiệm kỳ tới tập trung quyết tâm thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết số 27 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Đề án của Chính phủ về tiền lương cho cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có được thu nhập từ lương và các chính sách, chế độ khác đủ để đảm bảo cuộc sống của bản thân và cho gia đình mình.

Hồ Hương