Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2f3367a1-f9f1-90f0-dd35-d05caa44a00f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CẦN CÓ QUY ĐỊNH CẤM THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

24/03/2021

Bài học từ một số quốc gia trên thế giới cho thấy việc cho phép lưu hành các sản phẩm thuốc lá điện tử đã để lại hệ lụy đáng báo động, đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe. Theo ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội cần sớm có quy định cấm thuốc lá điện tử lưu hành tại Việt Nam.

 

Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đang phải đối mặt với những thách thức mới. Đó là tỷ lệ hút thuốc lá điện tử có xu hướng tăng. Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2019 cho thấy có tới 2,6% học sinh ở Việt Nam từng sử dụng thuốc lá thế hệ mới. Trong đó, tỷ lệ sử dụng thường xuyên là 0,8% và có dấu hiệu cho thấy những con số này đang tăng một cách đáng kể, đặc biệt là ở giới trẻ. Kết quả Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020 cũng cho biết, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành có xu hướng tăng (từ 0,2% năm 2015 lên 0,7% năm 2020), trong đó, nam giới tăng từ 0,4% năm 2015 lên 1,2% năm 2020.

Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá nhận định: Các loại thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có chứa nicotine, là chất gây nghiện cao, độc hại, gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc và gây ung thư. Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có: glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Bên cạnh đó, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó, rất nhiều loại hương liệu được xem là các chất độc và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe.

Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang có xu hướng gia tăng sử dụng ở thanh thiếu niên trên thế giới và Việt Nam. Vậy, sử dụng thuốc lá điện tử gây ra những hệ lụy gì và đâu là giải pháp để kiểm soát và ngăn chặn thực trạng này. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội về vấn đề này:

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội 

Phóng viên: Hiện nay tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử đang diễn ra tràn lan trong xã hội, đặc biệt là có xu hướng trẻ hóa người sử dụng. Vậy hệ lụy sử dụng thuốc lá điện tử như thế nào, thưa đại biểu?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội: Thuốc lá điện tử đã xuất hiện trên thế giới khoảng 10 năm trở lại đây và xâm nhập vào thị trường Việt Nam của chúng ta trong khoảng 3 năm trở lại đây. Điều đáng nói là, chúng ta thấy tốc độ người sử dụng phát triển đang rất nhanh, tăng lên theo cấp số nhân những người tham gia hút là những người trẻ chiếm số đông.

Thứ hai, điều mà tôi lo lắng đó là đến bây giờ khoa học đã chứng minh ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada,…tác hại của thuốc lá điện tử gây ra bệnh tật nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp là không kém gì so với thuốc lá truyền thống.

Thứ ba, hiện giờ đã phát hiện trong những chất thêm vào để hút thuốc lá điện tử bao gồm cả ma túy. Hiện tượng này ở Việt Nam chưa có bằng chứng nhưng trên thế giới đã có những tài liệu nói về vấn đề này và Ts. Nguyễn Huy Quang Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Y tế cũng đã từng phát biểu trên truyền hình và tôi tin điều đó là sự thật. Như vậy, đây là câu chuyện rất phức tạp, hệ lụy rất nặng nề rất nguy hiểm và tôi cho rằng Chính phủ, cơ quan chức năng và các cấp chính quyền phải biết về vấn này và cần có biện pháp quản lý kịp thời.

Phóng viên: Đại biểu có đánh giá như thế nào về công tác quản lý việc kinh doanh, mua bán thuốc lá điện tử hiện nay?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội: Các loại thuốc lá thế hệ mới trong đó có thuốc lá điện tử xuất hiện tràn lan trên thị trường. Tuy loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố ảnh hưởng sức khỏe, nhưng lại được giới trẻ ưa thích sử dụng và đang có chiều hướng gia tăng. Thực trạng là vậy nhưng hiện nay vấn đề quản lý đang còn rất lỏng lẻo. Sở dĩ, quản lý còn lỏng lẻo xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như sau:

Thứ nhất, vì lúc đầu thuốc lá điện tử đưa vào được các nhà sản xuất quảng cáo, giới thiệu với các thông tin không đầy đủ, sai sự thật và gây nhầm lẫn cho người sử dụng rằng các sản phẩm thuốc lá mới là sản phẩm ít hại hơn so với các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường và là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá điếu truyền thống, với mục tiêu mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá mới, đặc biệt là hướng tới giới trẻ. Vì vậy, cũng tạo tâm lý lơ là, chủ quan, những quy định của chúng ta chưa thấu được chưa đạt được mức để ngăn chặn tính độc hại.

Thứ hai, là hiện nay nhu cầu quá tăng cho nên lợi nhuận lớn lĩnh vực kinh donah này là rất lớn, nhiều thành phần tham gia vào để buôn bán vận chuyển thuốc lá điện tử phổ biến nhất là dạng xách tay trong khi đó công tác kiểm soát chưa chặt chẽ.

Phóng viên: Theo ý kiến của đại biểu cần có giải pháp gì để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử?

Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo về việc bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và kêu gọi các quốc gia cần có hành động kịp thời để giúp thế hệ trẻ không bị lôi kéo bởi các chiến lược của ngành công nghiệp thuốc lá, hướng tới xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh.

Vì vậy, theo quan điểm của tôi và tôi cũng đã từng phát biểu chính thức trên nghị trường Quốc hội là chúng ta cần phải sớm sửa luật Phòng chống tác hại thuốc lá để bổ sung quy định về ngăn cấm tuyệt đối không cho thuốc lá điện tử lưu hành ở Việt Nam. Chúng ta cần có biện pháp quyết liệt ngay từ đầu để không xảy ra tình trạng kéo dài và sau đó hậu quả hết sức nghiêm trọng. Kinh nghiệm trên thế giới nhiều nước đã cấm tuyệt đối không lưu hành thuốc lá điện tử. Tôi mong muốn và kiến nghị Quốc hội, Chính phủ vào cuộc sớm nhất để ngăn chặn triệt để hiểm họa thuốc lá điện tử tại nước ta.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh