Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 23ea64a1-396f-90f0-19a0-53e889a87643.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: GÓP Ý MỘT SỐ NỘI DUNG DỰ THẢO LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN

02/06/2020

Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội tiếp tục thảo luận và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Góp ý vào nội dung dự thảo, đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc xây dựng dự thảo Luật sẽ tạo nền tảng pháp lý cơ bản và quan trọng trong việc thiết lập cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

 

Toàn cảnh Phiên thảo luận dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến góp ý của các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra phối hợp Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 41 (tháng 01/2020). Sau đó, dự thảo Luật tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện để gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại các Đoàn Đại biểu Quốc hội.

Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có bố cục gồm 04 Chương, 42 Điều, quy định về  phạm vi, nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án đối với công tác hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại; công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án. Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Nhiều ý kiến tán thành

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga 

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết: Nhiều ý kiến tán thành với phạm vi hòa giải, đối thoại của dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị cân nhắc áp dụng đối với cả những trường hợp tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nhưng đương sự không lựa chọn khởi kiện mà lựa chọn cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật đang quy định phạm vi điều chỉnh là đối với những trường hợp tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà đương sự có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án. Trường hợp đương sự không khởi kiện tại Tòa án mà lựa chọn hòa giải, đối thoại thì pháp luật hiện hành đã có nhiều cơ chế hòa giải, đối thoại như: hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động; hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Đất đai; đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật Khiếu nại… Đồng thời, tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) đã có quy định Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, theo đó, các bên có quyền đề nghị Tòa án xem xét, ra quyết định công nhận kết quả mà các bên đã hòa giải thành. Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho được giữ phạm vi điều chỉnh như dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh để hòa giải thêm một số việc như: yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu xác định quyền sở hữu tài sản, yêu cầu phân chia tài sản chung, yêu cầu công nhận thỏa thuận về nuôi con…

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định tại Điều 361 của BLTTDS thì các yêu cầu nêu trên được coi là việc dân sự và không có tranh chấp; trong khi đó mục đích ban hành và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật nhằm quy định cơ chế hòa giải để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp dân sự. Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.

Về một số nội dung khác của dự thảo như: Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; phạm vi hoạt động của Hòa giải viên; thủ tục ra Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;…. còn nhiều ý kiến khác nhau.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Xung quanh nội dung tại dự thảo Nghị quyết, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc phỏng vấn đối với Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Phóng viên: Thưa Đại biểu, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Vậy, dự thảo lần này đã có những tiếp thu, chỉnh sửa cơ bản như thế nào?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Dự thảo Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án được Quốc hội thảo luận cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8 và tại kỳ 9, Quốc hội tiếp tục thảo luận và dự kiến sẽ biểu quyết thông qua.  Tại phiên họp lần này, Ban soạn thảo cũng đã rất cầu thị đã chỉnh sửa phần lớn nội dung mà các Đại biểu Quốc hội đã góp ý lần đầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung Ban soạn thảo tiếp tục bảo lưu quan điểm. Vì vậy, nhiều nội dung tiếp tục được thảo luận, tranh luận sôi nổi,… Tôi mong rằng Ban soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu tiếp thu và hoàn thiện, đảm bảo dự thảo đạt chất lượng tốt nhất trước khi biểu quyết thông qua.

Phóng viên: Về quy định thu, nộp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm của đại biểu về nội dung như thế nào?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp:  Về thu nộp lệ phí còn nhiều ý kiến trái chiều. Quan điểm của Ban soạn thảo bảo lưu là không thu lệ phí, trừ các trường hợp khác như dự thảo Luật quy định. Theo ý kiến cá nhân tôi cho rằng, lệ phí là một khoản thu của bên đề nghị hoà giải cần phải thu để bù đắp chi phí cho công tác hoà giải, vì trên thực tế có vụ hoà giải không chỉ một lần mà phải nhiều lần mới thành công. Bên cạnh đó, việc thu phí để người đề nghị có suy nghĩ thận trọng, cân nhắc trước khi nộp đơn hòa giải.  

Tôi đề nghị cân nhắc không thu phí hòa giải đối thoại mà nên xem xét những trường hợp vụ việc dân sự có giá trị hàng hóa hoặc tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì nên có thu một khoản phí để bù đắp chi phí cho công tác hòa giải đối thoại.

Cả nước mỗi Toà án huyện đều có tổ chức hoà giải, đối thoại khi Luật có hiệu lực thi hành. Mỗi lần hoà giải tốn rất nhiều chi phí , nếu không thu phí toàn bộ thì ngân sách nhà nước sẽ phải bỏ ra chi phí rất lớn, trong khi đó mỗi lần hoà giải cá nhân chỉ tham gia đóng phí rất nhỏ. Tôi thiết nghĩ ngân sách nhà nước còn phải chi cho nhiều lĩnh vực khác nữa, trong khi Nhà nước chủ trương xã hội hóa trên các lĩnh vực, vậy tại sao lại không thu phí một phần đối với một số trường hợp nhất định?

Phóng viên: Về tiêu chuẩn hòa giải viên và thủ tục công nhận kết quả hòa giải, đại biểu có góp ý gì để hoàn thiện quy định?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp:  Tiêu chuẩn hoà giải viên quy định như tại dự thảo Luật là cần thiết. Ngoài các chức danh được ghi trong dự án Luật, đề nghị các chức danh luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác chỉ cần có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác là được thay vì 10 năm. Nếu quy định chuẩn như dự thảo thì chỉ có những chức danh quy định trong Luật mới làm hoà giải viên, các chức danh khác rất khó được công nhận hoà giải viên. Đồng thời đề nghị xem xét xử lý vi phạm của hoà giải viên bằng hình thức xử lý hành chính nếu hoà giải viên vi phạm.

Về thủ tục công nhận kết quả hoà giải quy định như tại dự thảo luật , tuy nhiên rút ngắn lại thời gian công nhận là 10 ngày làm việc. Bởi vì, khi chuyển hồ sơ cho Thẩm phán nghiên cứu thì Thẩm phán cũng đã hiểu được nội dung vụ việc , vì có cùng dự hoà giải , nếu gặp trường hợp rắc rối chưa rõ mời đối tượng liên quan và hoà giải viên trao đổi lại . Khi hoà giải thành đa phần các bên đều thống nhất mới đồng ý ký tên , nên rất ít có trường hợp cá biệt, mặc khác khi đã có Quyết định hoà giải thành, bên liên quan còn có quyền gửi đơn lên cấp trên xin hoà giải lại nếu không đồng ý với Quyết định của Thẩm phán cho nên chỉ cần quy định thời gian 10 ngày là đủ.

Phóng viên: Theo ý kiến của đại biểu, nếu dự thảo luật được thông qua sẽ có tác động như thế nào đến công tác xét xử?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Việc xây dựng Luật nhằm tạo nền tảng pháp lý cơ bản và quan trọng trong việc thiết lập cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án, giúp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, kinh nghiệm trong xã hội tham gia công tác hòa giải, đối thoại; khắc phục nhiều vướng mắc, bất cập của các cơ chế hòa giải, đối thoại hiện nay.

Nếu Luật Hoà giải, đối thoại tại Tòa được thông qua, tôi nghĩ rằng sẽ có tác động rất lớn về mặt xã hội , người dân sẽ đồng tình ủng hộ cao; chấp nhận đi theo con đường hoà giải vừa đỡ mất thời gian, chi phí mà vẫn có hiệu lực pháp luật thi hành. Bên cạnh đó, Toà án sẽ giảm áp lực xét xử trong khi đội ngũ thẩm phán, thư ký tòa đang thiếu.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu

Xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống; từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thông qua việc xây dựng cơ chế pháp lý mới về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; việc ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết./.

Lê Anh

Các bài viết khác