Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c6e964a1-c99b-90f0-dd35-d9cc630004fe.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN QUỐC HẬN: NÔNG SẢN VIỆT KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG

29/05/2020

Tại Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XIV, đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau đã có chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường về giải pháp khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá”, “được giá mất mùa”, thậm chí “mất cả mùa lẫn giá” đối với nhóm hàng nông sản.

Nông sản Việt luôn ở thế bị động

Bà Nguyễn Thị Ngư tham gia vào Hợp tác xã Hòa Bình, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội trồng rau an toàn với mong muốn có đầu ra ổn định, nhưng nhiều năm nay hàng ngày bà vẫn phải mang rau ra chợ bán vì Hợp tác xã không thể bao tiêu được hết sản phẩm của gia đình.Bà Ngư cho biết, do được chăm sóc sạch nên mẫu mã không được đẹp như các loại rau thông thường khác, vậy nên khi mang ra chợ bán giá cũng rẻ hơn so với các loại rau củ thông thường.

 

Bà Nguyễn Thị Ngư: Mong muốn Hợp tác xã thu mua sản phẩm rau sạch đạt 80-90%

Ông Trịnh Văn Vĩnh, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Bình, cho biết Hợp tác xã có 12 ha rau màu được công nhận là vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, hợp tác xã cũng chỉ bao tiêu được 60-70% sản phẩm của bà con xã viên do việc sản xuất cây trồng của xã viên vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Trên thực tế mỗi gia đình có diện tích đất nông nghiệp và tăng gia với các loại cây trồng khác nhau, người thích trồng cây này, người thích trồng loại cây khác nên khó hình thành chuỗi để cung cấp sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng.

Dù đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhưng có tới 30-40% đầu ra sản phẩm rau củ quả của bà con xã viên hợp tác xã Hòa Bình phải mang ra chợ bán với giá tương đương, thậm chí thấp hơn với các loại rau củ quả thông thường thì không khó lý giải tại sao nông sản Việt của bà con mọi miền luôn luôn rơi vào trạng thái bấp bênh và phải tìm đến những cuộc “giải cứu” liên tiếp trong những năm vừa qua.

Đặc biệt ngay từ đầu năm nay, dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đã khiến giao thương tại các cửa khẩu biên giới bị đình trệ. Các mặt hàng nông sản như thanh long, khoai lang, dưa hấu bị ùn ứ lớn tại các cặp cửa khẩu do không thể thông quan.  Những chuyến xe lớn nhỏ chuyên chở nông sản lại phải quay về tiêu thụ nội địa với những khẩu hiệu “giải cứu”.

Đoàn viên chung tay giải cứu nông sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nhóm nông sản chính trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt gần 5,8 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài sự sụt giảm của mặt hàng thanh long được tiêu thụ chính tại thị trường Trung Quốc, nhiều loại nông sản có thế mạnh trong xuất khẩu cũng bị sụt giảm mạnh như: hồ tiêu, chè, cao su, dưa hấu, sầu riêng, khoai lang…

Các chuyên gia nhận định, ngoài việc Trung Quốc tạm thời đóng cửa biên giới, nguyên nhân sâu xa hàng hóa nước ta liên tục bị ứ đọng và cần được giải cứu là do tư duy “bỏ trứng vào một giỏ”, 75% nông sản xuất khẩu vẫn chủ yếu sang Trung Quốc nên đang bị tắc tại thị trường này. Cũng bởi do người dân vẫn có thói quen trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chạy đua theo phong trào và không theo quy hoạch nên thương lái dễ ép giá, nguồn cung cũng dôi dư. Ngoài ra, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh lên cây trồng, vật nuôi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản của nước ta trong thời gian qua.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam: Thiếu cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng

PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, việc lặp đi lặp lại tình trạng giải cứu nông sản cũng không hẳn do thừa nguồn cung bởi cũng chưa có con số nào đo đếm lượng cung – cầu để biết mức thừa như thế nào. Câu chuyện ở đây còn là khả năng theo dõi, dự báo thông tin thị trường, xúc tiến thương mại bán hàng cũng chưa tốt, thiếu cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Thực tiễn cho thấy, trong khi phần lớn giá trị gia tăng nằm ở khâu chế biến thì nông sản Việt chỉ có 10% được chế biến sâu, còn tới 90% hàng hóa xuất khẩu vẫn ở dạng thô hoặc sơ chế. Do vậy kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta tuy lớn song phần thu về cho đất nước lại rất khiêm tốn. Đơn cử như ngành chè, dù đứng nhóm đầu thế giới về sản lượng, nhưng chủ yếu sản phẩm chè xuất khẩu là dưới dạng thô, không có thương hiệu. Năm 2019, gần 90% lượng chè xuất khẩu là nguyên liệu thô, khiến giá chè xuất khẩu chỉ bằng 50-60% giá bình quân thế giới. Hạt điều và cà phê cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng giá xuất khẩu cũng liên tục giảm. Năm 2019, xuất khẩu hạt điều dù tăng 21,5% về sản lượng nhưng giá trị lại giảm 2,6%. Xuất khẩu cà phê giảm gần 14% về sản lượng nhưng giảm tới 21% về giá trị. So với năm 2018, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm gần 10%.

Ông Hồ Xuân Hùng: Chất lượng sản phẩm đang là rào cản trong việc ổn định và mở rộng thị trường

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng cho rằng, chất lượng sản phẩm đang là rào cản trong việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu của nông sản Việt Nam. Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối vẫn còn bỏ ngỏ do người sản xuất chưa bảo đảm các tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì, nguồn gốc, giấy chứng nhận, chất lượng nên nông sản Việt luôn ở thế bị động.

Bộ trưởng trả lời chất vấn đại biểu

Sáng ngày 6/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Quốc Hận đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về giải pháp khắc phục những vấn đề không mới, như giải cứu nông sản, được mùa, mất giá, được giá mất mùa, thậm chí “mất cả mùa lẫn giá”?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn

Ngay sau khi đại biểu chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có phần giải trình trước nghị trường. Bộ trưởng khẳng định: Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, đặc biệt giữa khâu sản xuất trực tiếp và chế biến. Điều này giúp cho các sản phẩm lớn của Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh, nhất là 10 sản phẩm trụ cột xuất khẩu 1 tỷ USD. Với các sản phẩm có quy mô nhỏ ở cấp tỉnh, thực tế thống kê đến nay đều đạt mục tiêu.

Về giải pháp khắc phục tình trạng “được mùa mất giá”, thậm chí “mất cả mùa mất cả giá”, mất giá kéo dài, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường xác định đây là trách nhiệm của mình, đồng thời nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy nông sản phát triển cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. “Tôi tin là, nếu tất cả chúng ta cùng đồng hành thì các sản phẩm nông nghiệp sẽ tiêu thụ tốt”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết thời gian tới cần tiếp tục rà soát phát huy lợi thế của địa phương, rà soát lại các vùng sản xuất để giảm diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả, hoặc mất cân đối dẫn đến thừa nguồn cung, chuyển sang các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh  đó tổ chức liên kết sản xuất tuân thủ theo quy luật thị trường. Đặc biệt tập trung vào khâu chế biến, nhất là chế biến sâu, đồng thời đẩy mạnh thương mại, bán hàng.

Khai thác thị trường nội địa, mở rộng thị trường các nước tiềm năng

Như vậy, trong phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã khẳng định: Năm 2019, vượt lên khó khăn ngành nông nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan với nhiều sản phẩm trụ cột xuất khẩu 1 tỷ USD. Điều này cũng cho thấy công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại được chú trọng, khi nông sản Việt tiếp tục hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế toàn cầu, có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều mặt hàng đa dạng có giá trị dinh dưỡng và thương mại cao. Tuy nhiên, với những thị trường khó tính thì nông sản của Việt Nam đã và đang gặp không ít rào cản, còn tại thị trường trong nước không ít lần nguồn cung nông sản lâm vào khủng hoảng dư thừa, không mùa nào là không có mặt hàng cần giải cứu. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm nay, tác động của dịch covid đã khiến 7/10 nhóm ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của ngành nông nghiệp đồng loạt lao dốc, giá trị xuất khẩu sụt giảm chưa từng có, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đặt mục tiêu thu về của ngành 42 tỷ USD trong năm nay.

Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau:

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau

Phóng viên: Thưa đại biểu, xuất phát từ thực tiễn nào, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về vấn đề nông sản của nước ta?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Xuất phát từ đời sống của bà con nông dân còn nhiều khó khăn, dù làm việc vất vả nhưng thu nhập rất bấp bênh, đầu ra nông sản không ổn định, “được mùa mất giá”, thậm chí “mất cả mùa, mất cả giá”. Vấn đề này không chỉ xảy ra đối với một hoặc hai loại nông sản, mà rất nhiều các mặt hàng đã từng dơi vào tình trạng “dư thừa” từ thanh long, dưa hấu, khoai lang, cà chua, chuối cho đến mặt hàng xa xỉ là tôm hùm, cũng phải trải qua giai đoạn “giải cứu”. Nông dân vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn khi đầu ra không ổn định. Tôi rất băn khoăn, lo lắng về vấn đề này, chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tôi đã đặt vấn đề này đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với hi vọng  ngành chức năng có giải pháp hữu hiệu để góp phần cải thiện được tốt hơn đầu ra nông sản, góp phần nâng cao đời sống của bà con nhân dân.

Phóng viên: Với vai trò là đại biểu dân cử, quan điểm của đại biểu về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường xung quanh vấn đề đại biểu chất vấn?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Tôi rất trân trọng phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng. Bộ trưởng thể hiện nắm chắc lĩnh vực mình phụ trách, rất tốt, kiến thức uyên bác. Tôi đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng, tuy nhiên có điều trăn trở không phải ở trả lời chất vấn mà ở việc thực hiện như thế nào. Thực tiễn thời gian qua, đầu ra cho mặt hàng nông sản vẫn chưa thực sự cải thiện rõ nét, tình trạng giải cứu nông sản vẫn diễn ra.

Phóng viên: Đợt dịch covid 19 diễn ra tâm điểm ở Trung Quốc, không ít mặt hàng nông sản của Việt Nam ùn ứ tại các cửa khẩu. Điều này phản ánh nông sản Việt Nam đang có hướng đi như thế nào thưa đại biểu?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Khi dịch Covid 19 lan rộng, càng thấy rõ nông sản Việt chưa thực sự tìm được hướng đi đúng ở cả thị trường trong nước cũng như quốc tế. Cụ thể khi dưa hấu ùn ứ tại cửa khẩu và quay lại thị trường nội địa tiêu thụ thì được cộng đồng doanh nghiệp trong nước, người dân chung tay hưởng ứng tiêu thụ và nhanh chóng tiêu thụ hết. Điều này cho thấy doanh nghiệp còn đang bỏ ngỏ thị trường tiêu thụ nông sản ở ngay chính trong nước với thị phần 100 triệu dân. Nước ta có thế mạnh về trái cây, rau củ, nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu rất nhiều trái cây từ nước ngoài, trong khi đó những cuộc giải cứu nông sản vẫn tiếp tục xảy ra, điều này là một nghịch lý lớn mà chúng ta cần nhìn nhận lại và tìm hướng đi nông sản sao cho đúng.

Nông sản Việt ùn ứ cũng cho thấy chúng ta phụ thuộc rất lớn vào một thị trường là Trung Quốc, không phản ứng kịp thời với tình huống xảy ra. Ngoài thị trường Trung Quốc, nông sản Việt không thể xoay chuyển tình thế đưa mặt hàng này sang nước khác mà phải loay hoay tìm lại thị trường tiêu thụ trong nước. Điều này chứng tỏ chất lượng hàng hóa của chúng ta còn chưa đạt theo tiêu chuẩn quốc tế, mà chỉ có thể đi được vào một số nước có thị trường tương đối dễ tính.

Qua tình trạng phải giải cứu nông sản thời gian qua cũng cho thấy rõ ràng chúng ta đang phát triển cây trồng, vật nuôi tự phát và theo phong trào. Mặc dù định hướng của nhà nước đã có, tuy nhiên người dân vẫn chạy theo đám đông, sản phẩm nào có lợi trước mắt là người dân đua nhau tăng gia sản xuất, không tính đến yếu tố thị trường đầu ra của sản phẩm. Chính vì vậy nguồn cung dơi vào trạng thái dôi dư, rớt giá.

Phóng viên:  Không chỉ phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu, câu chuyện “giải cứu nông sản” liên tục tục lập đi lập lại và dường như chưa có giải pháp hữu hiệu. Theo đại biểu trách nhiệm thuộc về ai?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Nông sản  liên tục không tìm được đầu ra về trách nhiệm tôi cho rằng thuộc về cơ quan quản lý nhà nước từ cấp chính quyền cơ sở địa phương đến cấp huyện, tỉnh (thành phố) và các bộ ngành chức năng như Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương.

Thực tiễn, người dân có tâm lý thấy cây con nào có lợi, thị trường cần là sẽ tăng gia sản xuất mà không tính đến đầu ra của sản phẩm nhưng ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước từ cấp cơ sở ấp/thôn, xã, huyện, tỉnh cho tới cấp trung ương cần phải nắm được thực trạng nông dân đang tập trung sản sản cây con gì, năng suất bao nhiêu, sản lượng như thế nào, đầu ra đến đâu để từ đó có những kế hoạch, chiến lược dài hơi hỗ trợ nông dân. Bên cạnh hỗ trợ nông dân về mặt tiêu thụ sản phẩm thì cũng đẩy mạnh hỗ trợ nông dân về mặt tuyên truyền, định hướng để bà con sản xuất cây con phù hợp và đúng với nhu cầu thị trường.

Các bộ ngành chức năng bên cạnh có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ tìm đầu ra cho mặt hàng nông sản và tránh lệ thuộc vào một vài thị trường, thì cũng đẩy mạnh nghiên cứu giống các loại cây con có sản phẩm chất lượng cao để không chỉ đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước mà còn tham gia xuất khẩu.

Phóng viên: Đại biểu có đề xuất, kiến nghị gì để giúp nông sản Việt không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới mà còn tham gia xuất khẩu?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Theo tôi, không chỉ nước ta mà các nước khác cũng ngày càng chú trọng đến an toàn và chất lượng của sản phẩm. Cho nên việc cải tiến giống làm sao để chất lượng của sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và được các nước chấp nhận là vấn đề cốt lõi. Khi các nước chấp nhận thì chúng ta mới có thương hiệu và khi có thương hiệu thì việc việc cạnh tranh hay xuất khẩu cũng trở nên dễ dàng hơn. Khi nông sản đảm bảo chất lượng thì ngay thị trường nội địa với gần 100 triệu dân chúng ta hoàn toàn yên tâm khai thác trước xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh mở rộng thị trường quốc tế hơn nữa, đặc biệt khai thác ở các thị trường mới như châu Phi, thị trường EU với hiệu ứng tích cực từ Hiệp định EVFTA vừa được thông qua.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Đánh giá cao những giải pháp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra, đại biểu Nguyễn Quốc Hận cũng chỉ ra rằng hiện nay nông sản Việt Nam luôn đứng top đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu, nhưng chỉ đứng giữa bảng, thậm chí áp chót về giá trị. Do vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra giá trị bằng nhiều giải pháp mang tính chiến lược và tư duy hội nhập toàn cầu, trong đó xây dựng thương hiệu quốc gia được xem là mấu chốt. Đặc biệt khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến xuất, nhập khẩu nông sản của nhiều quốc gia thì công nghiệp chế biến sâu đang là giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản. Đặc biệt, việc chế biến sâu đối với mặt hàng nông sản cũng sẽ giải quyết tốt tình trạng “mất mùa được giá, được mùa mất giá” đã tồn tại từ nhiều năm nay./.

Lê Phương

Các bài viết khác