Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng
Theo đại biểu Nguyễn Tạo, hiện nay cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công, trong đó có tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định tại Nghị định 16/2015 / NĐ - CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ bộc lộ nhiều bất cập. Thực tế có những đơn vị sự nghiệp công (nhất là cơ sở y tế, bệnh viện ) có số lượt người đến khám chữa bệnh, số giường bệnh ngày càng tăng, nhưng biên chế không những không tăng mà còn bị cắt giảm, việc tổ chức tuyển dụng không kịp thời, đơn vị phải thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ nhưng lại không được chi các chế độ phụ cấp đặc thù nghề nghiệp, có trường hợp bác sĩ nhân viên y tế có tay nghề cao bỏ việc hoặc chuyển đi nơi khác, ảnh hưởng hoat động của các đơn vị này và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trước mắt và lâu dài. Từ nhận định trên, đại biểu đề nghị Bộ cho biết những giải pháp hữu hiệu mang tính đột phá nào đổi mới phương thức quản lý tổ chức hoạt động, hoàn thiện cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công theo tinh thần Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”?
Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ Y tế cho biết, về nội dung thực hiện tự chủ của đơn vị sự nghiệp y tế, thực hiện Nghị định số 85/2012/NĐ - CP của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập, các đơn vị sự nghiệp y tế được chia thành Nhóm các đơn vị tự chủ toàn bộ chi phí thường xuyên và Nhóm các đơn vị tự chủ một phần chi phí thường xuyên. Theo Nghị quyết số 89/NQ - CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định “ Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập cho số lượng người làm việc tăng thêm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ thì Bộ trưởng, Thủ trương cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm. Trường hợp tăng thêm số lượng người làm việc sộ với tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định".
Như vậy, các đơn vị sự nghiệp y tế tự chủ hoàn toàn kinh phí thường xuyên sẽ chịu trách nhiệm bỏ trí đủ nhân lực y tế phục vụ bệnh nhân theo quy định tại Nghị Quyết số 89/NQ-CP của Chính phủ. Để giải quyết chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp cho nhân viên y tế được đầy đủ theo quy định của nhà nước thì cơ quan quản lý cơ sở y tế công lập chưa được giao quyền tự chủ, mà phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung số lượng người làm việc phù hợp. Đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập được giao quyền tự chủ thỉ được tự xác định để bổ sung số lượng người làm việc và thực hiện tuyển dụng viên chức, giải quyết chế độ tiền lương, phụ cấp tương ứng với chức danh nghề nghiệp được tuyên dụng. Để "giữ chân“ viên chức có trình độ, kinh nghiệm, ngoài việc thực hiện đầy đủ chính sách tiền lương, phụ cấp, khen thưởng… Cơ sở y tế phải có quy chế chi tiêu nội bộ để giải quyết thu nhập tăng thêm tương xứng với đóng góp, cống hiến của người lao động tại đơn vị.
Theo Bộ Y tế, để tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Bộ Y tế đang xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập (thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ - CP của Chính phủ). Đồng thời kết hợp với một số biện pháp chính sách khác như: “ Đổi mới phong cách, thái độ của nhân viên y tế ; Xây dựng và ban hành tiêu chí xếp hạng các cơ sở y tế, Xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức viên chức, người lao động trình Hội nghị Trung ương 7 ”.
Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Ngày 24/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong đó giao Bộ Y tế một số nhiệm vụ chính như sau :
Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập: Xây dựng Đề án đầu tư phát trịển một số bệnh viện hiện đại ngang tâm khu vực và quốc tế, hoàn thành trong quý II năm 2019; Xây dựng Đề án chuyển các bệnh viên thuộc Bộ Y tế về địa phương quản lý ( trừ một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học), hoàn thành trong quý IV năm 2018; Xây dựng Đề án sắp xếp các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng Trung ương thành trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên cơ sở sáp nhập các tổ chức, đơn vị có cùng chức năng, nhiện vụ và hoạt động lồng ghép hoàn thành trong quý 1 năm 2019; Xây dựng Đề án sắp xếp lại các đơn vị làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, kiểm định, kiểm chuẩn thành đơn vị kiểm soát dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và trang thiết bị y tế hoàn thành trong năm 2020”.
Đồng thời, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công: Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển y tế theo hướng tiếp tục thực hiện cơ chế kết hợp công - tư về nhân lực và thương hiệu trong lĩnh vực y tế, cơ chế hợp tác đầu tư giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, giữa các bệnh viện công, hoàn thành trong quý I năm 2019; Xây dựng quy định về công khai, minh bạch các hoạt động liên doanh, liên kết hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế phải bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước, hoàn thành trong quý II năm 2019 ".
Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 08/ NQ-CP của Chính phủ, tập trung quyết liệt vào việc đổi mới hệ thống tổ chức y tế, nâng cao chính sách, chất lượng cán bộ với các nội dung chính như sau : |Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công; Hoàn thiện cơ chế tài chính; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự quan tâm của đại biểu đối với công tác y tế và trân trọng đề nghị các đại biểu tiếp tục có ý kiến ủng hộ những đề xuất của ngành Y tế trên diễn đàn Quốc hội./.