Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e1ac64a1-89b0-90f0-dd35-dac800d6edf4.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐINH DUY VƯỢT CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ

28/03/2020

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai có văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục 04 vấn đề ảnh hưởng đến việc phát triển cây cà phê, bao gồm: việc thiếu nước trầm trọng trong vài năm trở lại đây; người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn; dịch bệnh gia tăng; vật tư nông nghiệp giả.

Theo Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt, ngành cà phê, hồ tiêu hiện là cây công nghiệp có hiệu quả cao là 2 trong 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên tỷ đô, có lợi thế cạnh tranh trong top đầu trên thị trường thế giới. Chính vì vậy diện tích phát triển phá vỡ quy hoạch, không kiểm soát được cũng là nguyên nhân làm mất rừng và gây ra nhiều hệ lụy khác. Tuy vậy sản lượng và giá trị xuất khẩu vẫn sụt giảm - thực tế có khả năng giảm mạnh trong các năm sau.

Cử tri và nhân dân lo lắng 4 vấn đề xảy ra thường xuyên hàng năm gây thiệt hại nặng nề cho nông dân nhất là vùng Tây Nguyên, nhiều năm chưa giải quyết được. Đó là việc thiếu nước trầm trọng trong vài năm trở lại đây đã, đang và sẽ còn gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân. Bên cạnh đó phần lớn sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô, công nghệ thấp nên giá bán luôn thấp hơn một số nước. Nhiều hộ dân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tái canh cây cà phê vẫn chưa thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này (dự nợ tái canh rất thấp, đạt 3%, diện tích tái canh đạt 7,8%) cho thấy chủ trương này chậm đi vào cuộc sống và không đạt mục tiêu. Dịch bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất đang gia tăng lây lan ra diện rộng, được coi là bệnh nan y chưa chữa được. Vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, giống trôi nổi đã và đang gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày, song chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu các giải pháp hữu hiệu nhất để người dân yên tâm sản xuất?

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu các giải pháp hữu hiệu nhất để người dân yên tâm sản xuất

Trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong số những vấn đề được Đại biểu nêu, có một số nội dung liên quan tới vấn đề thiếu nước tưới, tái canh, dịch bệnh, giống cây trồng... thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ủy ban nhân dân các địa phương. Bộ Công Thương xin tập trung báo cáo, làm rõ về vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ về thúc đẩy xuất khẩu 2 mặt hàng được Đại biểu nêu là cà phê và hạt tiêu, trong đó lưu ý tới khía cạnh nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu 2 mặt hàng này.

Cụ thể, trong những năm vừa qua, dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu hạt tiêu và cà phê của nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2015, xuất khẩu hạt tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 24,5%/năm, xuất khẩu cà phê là 7,63%/năm. Tính đến hết tháng 10 năm 2016, xuất khẩu cà phê đã đạt 1,52 triệu tấn với kim ngạch 2,76 tỷ USD, tăng 39,8% về lưọmg và 25,3% về kim ngạch so với cùng kỳ; xuất khẩu hạt tiêu đạt 159 nghìn tấn với kim ngạch 1,3 tỷ USD, tăng 35,5% về lượng và 15,1% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Đối với việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê và hạt tiêu, Bộ Công Thương về nguyên tắc luôn ủng hộ việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu. Tuy nhiên, với riêng 2 mặt hàng hạt tiêu và cà phê, có một số điểm đáng quan tâm trong quá trình chúng ta tìm giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm qua chế biến đối với 2 mặt hàng này.

Khác với nhiều nông sản khác, hạt tiêu không có khái niệm chế biến sâu. Tất cả các nước xuất khẩu hạt tiêu đều chủ yếu xuất dưới dạng hạt. Giá bán sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt tiêu cũng như chất lượng của hạt (nếu cùng chủng loại). Vì vậy, để nâng cao giá bán cho hạt tiêu, biện pháp cốt lõi nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch để bảo đảm chất lượng của hạt được tốt.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn các ĐBQH

Với cà phê, các hoạt động chế biến chủ yếu bao gồm: (i) sơ chế sau thu hoạch (phân loại, đánh bóng); (ii) rang; (iii) xay thành cà phê bột; (iv) pha trộn cà phê bột giữa các chủng loại theo công thức nhất định; và (v) chế biến thành cà phê hòa tan (có thể thêm đường, sữa...).

Các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới như Brazil, Indonesia, Colombia đều xuất khẩu cà phê dưới dạng hạt (green bean) là chủ yếu, tức là chỉ dừng ở hoạt động sơ chế sau thu hoạch. Một số nước có hoạt động rang và xay nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng xuất khẩu cà phêể Hầu như không có nước nào tự làm các hoạt động (iv) và (v) nêu trên. Neu có các hoạt động (iv) và (v) thì chủ yếu do các công ty nước ngoài (như Nestle, Coffee Bean And Tealeaf…) thực hiện. Trên thị trường thế giới cũng hầu như không xuất hiện thương hiệu cà phê nổi tiếng nào có xuất xứ từ Brazil, Indonesia hay Colombia, dù họ là những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

Riêng với Việt Nam, kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động (i), tức là sơ chế sau thu hoạch, đã được hết sức quan tâm. Nhờ vậy, từ chỗ có giá bán tại cảng Việt Nam thấp hơn tới 400 - 500 USD so với giá tham chiếu tại Sở Giao dịch Hàng hóa Luân Đôn, ta đã dần thu hẹp được khoảng cách này và cho tới nay, giá bán cà phê robusta của Việt Nam (tại cảng Việt Nam) đã được coi là phù hợp với giá thị trường thế giới.

Các hoạt động (ii), (iii) và cùng vói đó là (iv) chưa phát triển mạnh ở Việt Nam bởi cà phê của ta chủ yếu là cà phê vối (robusta)Ẽ Đe có hoạt động (iv), cần phải có cả cà phê chè (arabica) ở sản lượng nhất định, với chât lượng nhât định. Do ta không có nhiêu cà phê chè nên thương nhân nước ngoài chủ yêu sẽ mua cà phê vối của ta, sau đó chuyển đến các trung tâm chuyên thực hiện các hoạt động (ii), (iii) và (iv) (họ cũng mua cà phê chè từ các nơi khác đê chuyên về các trung tâm này rang, xay, pha trộn).

Trong những năm gần đây, các công ty của ta, đi đầu là Vinacafe và Trung Nguyên, đã có đủ năng lực và băt đâu quan tâm hơn tới các hoạt động chê biên sâu. Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không những đã chiêm lĩnh được thị trường trong nước mà còn xuất hiện và được hoan nghênh ở nhiều thị trường ngoài nước.

Với những đặc điểm và các phân tích nêu trên, Bộ Công Thương xác định thực hiện các giải pháp để nâng cao giá trị xuất khẩu cho hạt tiêu và cà phê Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung theo các hướng chính như sau: Với hạt tiêu, cần quan tâm hơn đến khâu sản xuất và khâu sau thu hoạch để bảo đảm chất lượng và từng bước nâng cao giá trị. Các vấn đề cần lưu ý đặc biệt bao gồm: (i) tăng dần sản lượng hạt tiêu hữu cơ (không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu); (ii) xây dựng hoặc xây dựng lại hệ thong tiêu chuẩn cho hạt tiêu Việt Nam, đồng thời nghiêm túc thực hiện hệ tiêu chuẩn đó, kết hợp với một chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để từng bước khẳng định và nâng dần giá trị thương hiệu cho hạt tiêu Việt Nam.

Với cà phê, do một số doanh nghiệp đã đủ sức đưa cà phê chế biến của Việt Nam ra thị trường ngoài, Bộ Công Thương sẽ chú trọng khâu đàm phán mở cửa thị trường và khâu xúc tiến thương mại tại một số thị trường trọng điểm như thị trường Nam Trung Quốc, thị trường Nga, thị trường các nước ASEAN để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu và tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho các thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác