Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b76f64a1-b9e5-90f0-dd35-da1d5673a014.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ĐÔ THỊ QUA PHẢN ÁNH CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

29/05/2019

Trong phiên thảo luận về việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV ngày 27/5 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã phản ánh, góp ý bổ sung nhiều nội dung mà báo cáo kết quả giám sát đề cập chưa sâu hoặc chưa đề cập đến.

Còn một số tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật

Phát biểu trong phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Hoàng Quang Hàm – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ nêu rõ: “Chính sách để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức BT còn nhiều bất cập như xác định giá quyền sử dụng đất của quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư còn chưa rõ ràng về phương pháp, thời điểm xác định. Hầu hết các dự án BT thực hiện chỉ định thầu hoặc thanh toán cho nhà thầu theo hình thức giao đất là những kẽ hở gây thất thoát lãng phí”.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp thì kêu gọi bằng hình thức BT là cần thiết nhưng hiện nay chưa có luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Chính phủ cũng chưa ban hanh được nghị định hướng dẫn sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện BT. Việc thiếu hụt chính sách như vậy dẫn đến khó quản lý và ảnh hưởng đến kêu gọi đầu tư nên cần nghiên cứu, hoàn thiện ngay .

Đại biểu Hoàng Quang Hàm – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận phản ánh: “Vấn đề bức xúc nhất hiện nay là người dân chưa đồng tình với quy định tại Điều 62 Luật Đất đai về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Bởi, Luật Đất đai chưa làm rõ thế nào là lợi ích quốc gia, công cộng nên việc phân định giữa thực hiện các dự án công trình sản xuất kinh doanh và dự án phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng là rất mơ hồ. Chính vì vậy mà hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đều cố gắn dự án với tính chất là phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Khi đó, dự án sẽ do nhà nước thu hồi đất và giá đất đền bù cũng sẽ theo khung giá của nhà nước quy định, không phải thỏa thuận với người dân và thấp hơn nhiều so với giá thị trường.”

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận 

Đại biểu Nguyễn Quang Dũng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam chỉ ra tồn tại Luật Đất đai năm 2013 không quy định về đất thổ cư. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống và lịch sử, trước đây luật cũ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi là loại đất thổ cư và các giấy tờ của chế độ cũ đều ghi đất thổ cư. Do vậy, trên thực tế khi người dân có đất thổ cư bị đô thị hóa và đề nghị chính quyền công nhận là đất ở đô thị thì chính quyền không đồng ý dẫn đến việc khởi kiện ra tòa. Tòa án căn cứ vào những giấy tờ trước đây khi chính quyền đã cấp là đất thổ cư và tuyên công nhận là đất ở đô thị, dẫn đến nhiều trường hợp là phải công nhận hàng ngàn m2 trước đây là đất thổ cư giờ là đất ở đô thị. Đại biểu Nguyễn Quang Dũng đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể thế nào là đất thổ cư?

Tổ chức thực hiện quy định pháp luật về quy hoạch đô thị còn hạn chế

Đại biểu Phạm Trọng Nhân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương thì cho rằng, vấn đề quy hoạch treo chưa được đánh giá đúng bản chất và chưa nhận hết trách nhiệm của các cấp quản lý, khi được được lý giải là chưa xác định được nguồn lực thực hiện, chưa có cơ chế lựa chọn nhà đầu tư có năng lực trong khi các chính sách về quản lý nhà nước về đất, nhà đất xây dựng đã hạn chế quyền của người dân trong vùng quy hoạch gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống một số hộ dân.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền – Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, việc điều chỉnh quy hoạch như điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung, điều chỉnh quy hoạch chi còn diễn ra khá tuỳ tiện. Hàng loạt dự án xin điều chỉnh quy hoạch đều gặp phải sự phản đối của cộng đồng dân cư, nhưng nhiều dự án vẫn được các cơ quan chức năng hợp thức hóa cho sự điều chỉnh quy hoạch của chủ đầu tư. Cử tri cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch như trên là để phục vụ lợi ích nhóm của chủ đầu tư và những người có liên quan mà không quan tâm đến lợi ích của người dân. Điều đáng lo ngại là dân cứ phản ảnh, báo chí lên tiếng, cơ quan chức năng vẫn vào kiểm tra, nhưng việc điều chỉnh thì vẫn cứ diễn ra.

Đại biểu Quàng Văn Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La

Trong khi đó đại biểu Quàng Văn Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La cho biết hiện nay việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quá trình phê duyệt quy hoạch đô thị còn vướng mắc. Điều này là do nhận thức người dân, người không biết xem bản đồ, không nắm được quy định hoặc không quan tâm dẫn đến nội dung tham gia ý kiến còn sơ sài, chỉ quan tâm đến một số vị trí cụ thể chưa tập trung nhiều đến tổng thể phổ đoán quy hoạch nên chất lượng ý kiến tham gia không cao. Mặt khác, quy định hiện hành không quy định tỷ lệ người nhất trí với quy hoạch là bao nhiêu phần trăm thì được hoàn thiện hồ sơ nên xảy ra trường hợp hầu hết người dân nhất trí duy chỉ một có một số trường hợp không nhất trí nên vẫn không thể hoàn thành hồ sơ trình duyệt làm kéo dài việc thực hiện dự án đầu tư. Vì vậy, đại biểu đề nghị có quy định chặt chẽ hơn để xử lý vướng mắc này để lấy ý kiến người dân khi lập quy hoạch xây dựng đô thị thực chất.

Xem xét để sử dụng hiệu quả nguồn thu ngân sách từ đất đai

Đại biểu Mai Sỹ Diến – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá, cho biết, việc định giá đất trong quá trình chuyển nhượng mua bán đất đai không rõ ràng, thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện là kẽ hở gây thất thoát ngân sách nhà nước. Trong cùng một địa phương, cùng một thời điểm khi áp dụng các phương pháp khác nhau đã tạo ra sự chênh lệch lớn về giá trị khu đất, điều này đồng nghĩa việc nhà đầu tư sẽ chọn phương pháp tính có lợi cho mình và một nhóm người có cùng lợi ích.

Ngoài ra, đại biểu Mai Sĩ Diến cũng phản ánh việc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đô thị giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai thực hiện còn hạn chế. Cùng với đó là việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các dự án khi chưa hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai là việc làm tùy tiện, vi phạm pháp luật, có biểu hiện ưu ái cho doanh nghiệp sân sau của người có thẩm quyền và thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đặt vấn đề: “Các chính sách trải thảm đỏ các địa phương để thu hút nhà đầu tư liệu có dẫn đến tồn tại hiện nay trong báo cáo này không? Có phải do sức ép về thu ngân sách nên các địa phương tích cực khai thác nguồn ngân sách từ thu quyền sử dụng đất này hay không?

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang: “Nguồn thu ngân sách từ đất đai thực chất là nguồn thu khấu trừ vào tài sản cố định. Mấy năm nay chúng ta lấy khoản thu này sử dụng cho chi thường xuyên thay vì chi cho đầu tư phát triển, như vậy sau con cháu chúng ta sẽ hỏi chúng ta làm gì để mang lại của cải, vật chất cho xã hội. Vì vậy, cần luật hóa hạn chế việc bán đất để thu ngân sách hàng năm của từng tỉnh, thành phố, cần xác định rõ loại đất nào không được bán thậm chí cần có kế hoạch bảo tồn, mở rộng những loại đất này”.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương – Đoàn ĐBQH Tây Ninh phản ánh, việc thực hiện quyền khiếu nại đối với đất đai gặp không ít trở ngại khó khăn, có biểu hiện né tránh khi đã có những sai sót hoặc không thực hiện đúng pháp luật, không ít các quy định cá biệt của các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trái luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Đại biểu cho rằng, nếu đã thấy sai thì cơ quan, người có thẩm quyền phải chủ động xử lý hoặc hủy bỏ quyết định hành chính của mình hoặc hành vi hành chính của mình để đảm bảo sự công bằng và phát triển của xã hội./.

Bảo Yến