Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 496864a1-a941-90f0-19a0-5e3d7225abaf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG

03/01/2019

Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông và là một trong các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện dần nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường còn một số hạn chế như: đa phần là lồng ghép, tích hợp các môn học, chưa được xây dựng thành môn học riêng trong chương trình phổ thông nên việc thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng thành lập từ năm 1989. Ngay từ khi mới thành lập, nhà trường đã đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc dạy kỹ năng sống cho học sinh. Tiết học kỹ năng sống về giá trị yêu thương của lớp 12C2 trường do các bạn học sinh trong lớp tự xây dựng, tự thuyết trình và thảo luận nhóm; cô giáo chủ nhiệm chỉ ngồi dự và góp ý. Thông qua những tiết học về kỹ năng sống, về giá trị sống đã âm thầm bồi đắp, góp phần dần hoàn thiện nhân cách, lối sống của mỗi học sinh nơi đây.

Nhớ lại ngày đầu mới vào lớp, Ngọc - một học sinh được cho là cá biệt, còn chưa quên cảm giác xa lạ, chán nản, muốn nghỉ học. Nhưng khi được sự quan tâm của cô giáo chủ nhiệm cùng với những tiết học bổ ích về giá trị sống, giá trị yêu thương, Ngọc đã cảm thấy tự tin hơn, yêu thích những ngày đến trường hơn.

Cô giáo Phạm Thị Thu Vân - giáo viên chủ nhiệm lớp 12C - chia sẻ, hoạt động dạy kỹ năng sống đã được nhà trường chú trọng đưa vào chương trình giảng dạy cách đây 18 năm. Định kỳ cứ tuần thứ 2 và tuần thứ 4 của tháng sẽ có tiết học về kỹ năng sống, giá trị sống. Các em học sinh trong lớp đều rất hào hứng với tiết học về  kỹ năng sống. Hoạt động này đã được nhà trường được duy trì thường xuyên, góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng, hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống của học sinh.

Cô giáo Phạm Thị Thu Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 C, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm này, 100% các Sở Giáo dục-Đào tạo đã xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai công tác giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống trong các nhà trường. Thông qua giáo dục kỹ năng sống, một số kỹ năng đã triển khai hiệu quả, như: rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích;... Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường còn một số hạn chế,  đa phần là lồng ghép, tích hợp các môn học, chưa được xây dựng thành môn học riêng trong chương trình phổ thông nên việc thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Thực tế cũng cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường.

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý – Giáo dục Hà Nội, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu việc dạy kỹ năng sống trong các nhà trường. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện mà việc triển khai có khác nhau, hiệu quả còn chưa cao. Việc dạy kỹ năng sống trong nhà trường vẫn còn nhiều bất cập, sách vở hiện nay rất nhiều hướng dẫn nhưng thực chất hiệu quả dạy chưa cao vì giáo viên chưa dược đào tạo một cách bài bản. Nếu biến tiết học kỹ năng sống thành giờ đạo đức dạy giáo dục công dân thì không có hiệu quả; học sinh không cảm nhận, không trải nghiệm được hết,... Hiện nay, giáo dục của chúng ta toàn áp đặt, toàn lý thuyết, toàn trao nhận thức trong khi đó việc hình thành nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cần phải tác động vào tình cảm của học sinh, biến thành hành vi, việc làm cụ thể.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý – Giáo dục Hà Nội

Một trong những nguyên nhân khiến việc dạy và học kỹ năng sống chưa hiệu quả là do cơ sở vật chất, thiết bị trong trường học mới chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy kiến thức cho học sinh, chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên dạy kỹ năng sống gặp khó khăn; hình thức tổ chức kỹ năng sống chưa phong phú linh hoạt, phương pháp hạn chế, chưa triển khai đồng đều ở các trường học, cấp học, kinh phí hạn chế....

Như vậy, ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục kỹ năng sống với ý nghĩa là học làm người và nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống chưa được quan tâm nhiều.

Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này, Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội.

Phóng viên: Kỹ năng sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Vậy, đại biểu đánh giá như thế nào về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các cấp hiện nay?

Đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh: Tôi nhận thấy kỹ năng về ứng xử giao tiếp; kỹ năng về làm việc nhóm; kỹ năng ứng phó một cách tích cực với các tình huống xảy ra trong xã hội của học sinh hiện nayvẫn còn những hạn chế. Từ thực tế này, cần phải có sự quan tâm, tăng cường trong giáo dục kỹ năng sống; thực hành cũng như những vấn đề liên quan đến kỹ năng sống cho học sinh các cấp. Mặt khác cũng phải nhìn nhận, kỹ năng sống là nội dung gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục là học để biết, học để làm người, học để sống với người khác và học để làm. Vì vậy, nếu thiếu sự quan tâm trong giáo dục đào tạo kỹ năng sống cho học sinh sẽ ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến việc phát triển toàn điện học sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển một cách toàn diện con người Việt Nam.

Đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long: Mục tiêu của chúng ta là giáo dục toàn diện. Do đó, bên cạnh giáo dục kiến thức, chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế việc giáo dục kỹ năng chúng ta làm chưa được nhiều và kết quả cũng chưa được như mong muốn. Những hành vi vi phạm của học sinh, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức lối sống của một bộ phận giới trẻ trong đó có học sinh, sinh viên được dư luận và các chuyên gia đánh giá một phần do giáo dục kỹ năng sống của chúng ta trong nhà trường còn hạn chế. Ở đây thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong dạy kỹ năng sống như: chương trình giáo dục hiện nay khá nặng, chiếm nhiều thời lượng do đó thời gian tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế; thiếu giáo viên được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành; thiếu cơ sở vật chất để thực hành;....   Những bất cập này đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ để đảm bảo mục tiêu đào tạo con người toàn diện.

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long

Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Theo quan điểm của tôi, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng việc triển khai thực sự còn chưa hiệu quả. Bộ Giáo dục cần rà soát lại ở nơi nào, trường nào đã dạy và chưa dạy; chỉ rõ những bất cập, khó khăn hiện nay. Việc thiếu hụt kỹ năng sống cũng chính là nguyên nhân dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực trong thời gian qua.

Phóng viên: Giáo dục kỹ năng sống dù đã được đưa vào giảng dạy ở nước ta từ khá lâu nhưng việc dạy và học bộ môn đặc biệt này cũng còn nhiều bất cập. Theo ý kiến của đại biểu cần có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả dạy và học kỹ năng sống trong nhà trường hiện nay?

Đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh: Tôi cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ chế phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan; với địa phương nhà trường để khắc phục những tồn tại hạn chế trong thời qua đồng thời cũng phải đưa ra những cơ chế để làm sao kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, phụ huynh trong việc giáo dục dạy và học kỹ năng sống cho học sinh. Mặt khác, việc đầu tư cho giáo dục nói chung và cho dạy và học kỹ năng sống nói riêng cũng cần phải có nguồn ngân sách thỏa đáng.

Một nội dung nữa tôi cũng đề nghị đó là phải nghiên cứu những kinh nghiệm, phương pháp giáo dục kỹ năng sống của các nước tiên tiến từ đó có lựa chọn áp dụng phù hợp tại nước ta.

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long: Để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì không chỉ là công việc riêng của nhà trường mà đòi hỏi sự quan tâm chung của cả xã hội, cộng đồng và gia đình. Bên cạnh đó, đòi hỏi sự quan tâm đúng mức, sự chỉ đạo đúng đắn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành cơ chế, chính sách riêng để công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các cấp được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả đồng thời tăng cừng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy và học kỹ năng sống tại các nhà trường. Các giải pháp phải được tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường, xã hội nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống, góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ trong các nhà trường, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 

Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII

Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Theo quan điểm của tôi, trước hết phải đào tạo người thầy, người cô. Bản thân thầy cô giáo phải có kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử tốt, có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh… từ đấy sẽ truyền tải cho học sinh. Vì vậy, phải quan tâm đến đầu vào của ngành sư phạm, tuyển sinh và đào tạo đội ngũ nhà giáo có năng lực, chuyên môn vững vàng. Ngoài ra, Bộ Giáo dục cũng cần phân bổ ngân sách hợp lý, dành kinh phí đúng mức cho đầu tư dạy và học kỹ năng sống đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng có điều kiện khó khăn. 

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn các Đại biểu!

Lê Anh