Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: de6764a1-693f-90f0-dd35-d6dbd9932062.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH GIÀNG A CHU: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - BỘ TN&MT CHƯA LÀM HẾT TRÁCH NHIỆM

03/01/2019

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Giàng A Chu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về chiến lược của Chính phủ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở miền núi, dân tộc trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

        Ngày 22/6/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Giàng A Chu như sau:

       1. Thực trạng công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống:

Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu ngày càng có biểu hiện cực đoan. Đổi với các tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, ngoài các hiện tượng rét đậm, rét hại, băng tuyết xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường, biến đổi khí hậu còn biểu hiện qua việc gia tăng thiên tai như: lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong mùa mưa, khô hạn và thiếu nước trong mùa khô.

Để hỗ trợ các địa phương miền núi trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, Chính phủ đã triển khai các giải pháp:

  • Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, trong đó đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược nhằm: tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm (không khí lạnh, lũ trên các hệ thống sông lớn), tăng cường bảo đảm đảm an ninh tài nguyên nước lưu vực các sông lớn (Bằng Giang – Kỳ Cùng. Hồng, Mã – Cả), phát triển rừng đầu nguồn nhằm phòng chống, giảm thiệt hại của lũ, đồng thời hấp thụ khí nhà kính, tiến tới tạo tín chi cac-bon để mua bán,  trao đổi trên thị trường các-bon...
  • Hướng dẫn và phân bổ kinh phí để các địa phương xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Công bố Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cơ sở để các địa phương biết được xu hướng thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa do tác động của biến đổi khí hậu.
  • Ban hành khung hướng dẫn lựa chọn ưu tiên thích ứng biến đổi khí hậu trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ..
  • Truyền thông nâng cao kiến thức, nhận thức về biến đổi khí hậu.
  • Đầu tư các công trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu như trồng rừng, xây dựng đê kè, hồ chứa nước, chống sạt lở bờ sông, bờ suối...

Việc triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống còn một số hạn chế như sau:

  • Còn thiếu các công trình đồng bộ, tổng thể, có phạm vi liên tỉnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu cho cả vùng.
  • Còn thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho các công trình biến đổi khí hậu.
  1. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu thời gian tới:

Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, mức độ tác động của biến đổi khí hậu và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, dân cư của khu vực miền nui có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, thời gian tới Chính phủ sẽ triển khai các giải pháp sau:

  • Tổ chức đánh giá khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nhằm xác định được các thách thức và cơ hội do biến đổi khí hậu tạo ra để vừa phòng chống có hiệu quả, đồng thời tận dụng thời cơ phát triển như: phát triển rừng bền vững gắn với du lịch nghỉ dưỡng; phát triển cac loại cây trồng, vật nuôi ôn đới phù hợp.
  • Ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng nhà ở vùng cao thích ứng biến đổi khí hậu, công nghệ giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với khí hậu, công nghệ tưới tiêu, sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả...
  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hướng dẫn kỹ năng ứng phó, phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm rét hại, băng tuyết,... cho đồng bào dân tộc.
  • Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội hóa cho ứng phó biến đỏi khí hậu, đẩy mạnh việc tạo cơ chế trao đổi tín chỉ các-bon từ phát triển và bảo vệ rừng để tạo nguồn tài chính bền vững cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Xây dựng một số công trình có tính tổng thể, có phạm vi tác động đến nhiều địa phương như trồng rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp xây dựng hạ tầng điều tiết lũ trong mùa mưa và cung cấp nước trong mùa khô gắn với tổ chức di dời, sắp xếp lại dân cư.

Đại biểu Giàng A Chu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Đại biểu Giàng A Chu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng, nội dung trả lời của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn tương đối đơn giản. Bộ đã làm nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu nhưng chưa thực sự hết trách nhiệm.  

Phóng viên: Thưa đại biểu, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các tỉnh miền núi cũng như đời sống của đồng bào dân tộc ?

Đại biểu Giàng A Chu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái: Trên thế giới và trong nước, thời gian qua biến đổi khí hậu diễn biến rất là nhanh và có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất tất cả các vùng. Ví dụ như lũ ống, lũ quét trên miền núi, khô hạn ở miền Trung, Tây Nguyên; nước biển dâng vào sạt lở ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung; ... Đây là những tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Qua mấy năm theo dõi, tôi thấy những nơi bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu thì hầu như đồng bào trắng tay, mất nhà cửa, mất tài sản, mất gia súc, mất cả đất đai. Vì vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu là một yêu cầu rất là cấp bách đối với tất cả các quốc gia cũng như các địa phương...

Xuất phát từ thực tế này, tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là Bộ tham mưu cho Chính phủ để có những giải pháp hữu hiệu hơn trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu thời gian tới.

Phóng viên: Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu có đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản?

Đại biểu Giàng A Chu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái: Nội dung trả lời của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn tương đối đơn giản. Thực tế, trong một số động thái, sự chỉ đạo của Chính phủ là tương đối rõ ràng, Chính phủ đã có những chỉ đạo, điều hành tương đối có trọng tâm, trọng điểm như: Thứ nhất, tại một số nơi đặc biệt là đối với các vùng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giải quyết ngân sách cho các tỉnh ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển; ứng phó với nước biển dâng. Thứ hai, Chính phủ đã có một số chương trình, dự án cụ thể cho các vùng. Thứ ba, tại tất cả diễn đàn Thủ tướng dự tại các địa phương, Thủ tướng đều có nhắc nhở, có chỉ đạo về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, tôi thấy rằng đối với sự chỉ đạo của Chính phủ nói chung và của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đồng bộ, đặc biệt là chúng ta chưa có sự chủ động giải quyết khâu chiến lược mà chỉ mới tập trung giải quyết khi có tình huống xảy ra. Khi có các đợt thiệt hại về bão lũ, sạt lở thì lãnh đạo Đảng, Nhà nước các Bộ, ngành địa phương đều có thăm hỏi giúp đỡ động viên kịp thời; các tổ chức xã hội cũng đã đóng góp, chia sẻ với bà con nơi chịu ảnh hưởng của thiên tai. Nhưng đây mới là giải pháp tình thế, còn về mặt chiến lược, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu chúng ta chưa làm được. Theo tôi, nguyên nhân là do thiếu nguồn lực, mặc dù Nhà nước đã chi nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và các địa phương còn rất khó khăn (đây chủ yếu là những địa phương chưa cân đối được ngân sách).

Phóng viên: Sau khi chất vấn đại biểu có tiếp tục theo dõi về vấn đề biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi thời gian gần đây hay không và những giải pháp của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra có phát huy hiệu quả trên thực tế?

Đại biểu Giàng A Chu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái: Sau khi chất vấn, tôi cũng như các đại biểu khác đều tiếp tục theo dõi, đeo bám nội dung đã chất vấn. Tại tất cả các diễn đàn, hội nghị, hội thảo hay trong quá trình tiếp xúc cử tri chúng tôi đều quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và góp phần tuyên truyền tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bào các dân tộc. Đôi với, Bộ tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, chủ công trong vấn đề tham mưu cho Chính phủ về ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ đã làm nhiệm vụ này nhưng tôi thấy rằng Bộ cũng chưa hết trách nhiệm. Mặc dù đã tham mưu nhưng để giải quyết nguồn lực hay là tập trung tháo gỡ những khó khăn thì Bộ cũng chưa phối hợp với các Bộ, ngành để giải quyết triệt để, hiệu quả vấn đề này. Hoặc là vai trò của Bộ trong vấn đề phối hợp với các địa phương để xử lý các vấn đề tình huống đặt ra cũng chưa được hiệu quả. Tôi cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có hành động nhưng chưa hết trách nhiệm.

Phóng viên: Đại biểu có đề xuất giải pháp gì để để nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền núi?

Đại biểu Giàng A Chu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái: Những giải pháp do Chính phủ hay Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra tôi cho rằng đã trúng vấn đề. Tuy nhiên, tôi đề nghị ưu tiên hàng đầu phải là công tác tuyên truyền. Tuyên truyền bằng nhiều kênh, nhiều hình thức để đồng bào thấy được tình hình, từ đó đồng bào chủ động hơn và có ý thức xử lý kịp thời hơn.

Thứ hai, Nhà nước cần tính toán đến những vấn đề mang tính chiến lược hơn, dự báo phải trên cơ sở khoa học và làm dự báo phải đảm vảo tương đối sát tình hình và từ dự báo chúng ta có công tác chỉ đạo ứng phó phù hợp.

Thứ ba, là Nhà nước dành chương trình, đề án cu thể, phù hợp với đặc điểm của từng vùng (miền Bắc phải lưu ý sạt lở, lũ quét; quy mô sạt lở  lớn cần rà soát lại nơi nào không ở được thì cho dân di dời... ).

Thứ tư, vấn đề xử lý sau khi thảm họa, thiên tai cần phải tích cực hơn.

Thứ năm, vấn đề nguồn lực là rất quan trọng, nếu không có nguồn lực sẽ không thực hiện được các nhiệm vụ đề ra. Vì vậy, bên cạnh ngân sách nhà nước cần tranh thủ các nguồn lực xã hội khác, các nguồn tài trợ của quốc tế, các tổ chức phi chính phủ;...

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh