Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 783e64a1-f992-90f0-dd35-d4a4ab76f73a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GIẢI PHÁP NÀO CHO ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG?

27/09/2018

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu của khuôn mẫu giới tồn tại ngay trong ngành giáo dục, cụ thể là trong các sách giáo khoa bậc phổ thông. Chính những nhân tố này đang vô tình hình thành định kiến giới trong các em học sinh, dẫn đến sự tiếp diễn của bất bình đẳng giới trong xã hội.

Báo cáo nghiên cứu vấn đề giới trong sách giáo khoa của Việt Nam do Tổ chức UNESCO thực hiện chỉ ra rằng 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học phổ thông có gần 8.300 nhân vật được đề cập. Trong đó nam giới chiếm 69%, nữ chiếm 24%. Càng lên cấp học cao, sự chênh lệch giữa nhân vật nam và nữ càng lớn. Ở bậc tiểu học, tỷ lệ nhân vật nam xuất hiện trong sách giáo khoa chỉ ở mức 51%. Nhưng lên tới cấp trung học phổ thông, con số này đã tăng lên thành 81%. 

Những hình minh họa trong sách giáo khoa hàm chứa định kiến giới

Sự bất bình đẳng giới còn thể hiện ở hình ảnh đại diện nghề nghiệp của nam và nữ như việc minh họa ghề nghiệp của nhân vật nam trong sách giáo khoa đa dạng hơn, là bác sĩ, nhà khoa học, kỹ sư, công an, bộ đội, là trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định. Trong khi đó, những nhân vật nữ thường chỉ là  những nội trợ, giáo viên hay nhân viên văn phòng.

Nền văn hóa và xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo, với định kiến "trọng nam kinh nữ" hằn sâu trong hệ tư tưởng. Chính vì rất nhiều người Việt Nam, trong đó có cả những người thực hiện chính sách, các nhà giáo dục được giới thiệu với những suy nghĩ khuôn mẫu giới này từ nhỏ, điều này lý giải tại sao sách giáo khoa Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại những khuôn mẫu giới. 
 
Điều này thực sự đáng lo ngại, bởi một nghiên cứu mới đây của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chỉ ra rằng chính cách minh họa định kiến trong sách giáo khoa cũng chứa đựng những yếu tố mang định kiến giới, dẫn đến bất bình đẳng giới. Chính những hình minh họa này đã tác động không nhỏ đến nhận thức của học sinh, đến quá trình hình thành nhân cách, suy nghĩ, thái độ, cách nhìn nhận, hành vi ứng xử của các em ngay từ trong nhà trường.
 
Nạn bắt nạt học đường giữa nam sinh và nữ sinh vẫn đang tiếp diễn
 
Có ý kiến cho rằng, nếu như vấn đề bình đẳng giới không được coi trọng và chú ý trong sách giáo khoa, sẽ dẫn đến một số hệ lụy. Đơn cử như nạn bắt nạt ở học đường cũng xuất phát từ việc nam giới cho rằng mình mạnh mẽ, có quyền uy, có quyền được ra lệnh, hay mình có thể đối xử một cách bạo lực với người khác. Ngoài ra, khi các em lớn lên, những định kiến tăng dần sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp, quá trình làm việc sau này, do ảnh hưởng của định kiến về giới đã tồn tại ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
 
Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với các Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về tình trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục, cụ thể trong sách giáo khoa?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực  Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực  Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Đúng là có sự bất bình đẳng giới trong chương trình sách giáo khoa. Điều này đã được cảnh báo từ quá trình xây dựng chương trình sách giáo khoa năm 2000 nhưng đã không được khắc phục. Thời gian gần đây khi chuẩn bị xây dựng chương trình sách giáo khoa theo Nghị quyết 88 thì vấn đề bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa được nhắc đến rất nhiều. Đặc biệt, quan điểm của Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết đã khẳng định nhiều lần sẽ quan tâm tới việc đưa kiến thức về giới cũng như là lồng ghép giới trong chương trình sách giáo khoa. Nhưng tôi nghĩ là từ quan điểm tới triển khai thực hiện là một khoảng cách rất xa.
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Tôi không cho rằng những hạn chế về giáo dục bình đẳng giới trong trường học là nguyên nhân dẫn đến bất đình đẳng giới trong xã hội. Ngược lại, chính định kiến về giới, bất bình đẳng giới đã tồn tại dai dẳng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế giáo dục bình đẳng giới tại trường học. Theo tôi chương trình sách giáo khoa cần coi giáo dục bình đẳng giới, giáo dục giới tính là nội dung quan trọng và được tổ chức dạy học bài bản hệ thống hơn và các hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa cũng cần tránh định kiến giới.
 
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Mặc dù vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam đã có bước tiến dài, đã được thế giới công nhận; và khi so với khu vực và thế giới, vị trí người phụ nữ Việt Nam cũng khá tương đối. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện vẫn đang tồn tại khá dai dẳng ở trong cuộc sống và thực tiễn. Đặc biệt ngay từ bé, trong trang sách khi các em còn thơ đã được tiếp cận đã thể hiện nhiều vấn đề về bất bình đẳng giới.
 
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre
 
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Lĩnh vực bình đẳng giới là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Gần đây, Quốc hội cũng đặc biệt quan tâm khi tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vừa qua, là lần đầu tiên trong lịch sử báo cáo bình đẳng giới lần đầu tiên được đưa ra và trình và thảo luận trước Quốc hội. Đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của ta hoàn toàn định hướng ngày càng đảm bảo cho sự bình đẳng giới.

Phóng viên: Theo đại biểu, cần bổ sung sửa đổi như thế nào để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa, nhất là trong thời điểm Chính phủ trình dự án luật giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến nhân dân về Chương trình sách giáo dục phổ thông?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Nhóm biên soạn sách giáo khoa, các tác giả sách giáo khoa cũng phải có được những kiến thức về giới cũng như quan điểm giới thật rõ, thì mới khắc phục được tình trạng hiện nay, và để nội dung về giới được đưa vào sớm, lồng ghép trong bài học. Giáo viên cũng phải chuẩn bị tâm thế, phải xác định được trách nhiệm của mình để có được những quan điểm về giới. Đặc biệt, trong quá trình triển khai các bài học cũng cần phải lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới.
 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Để khắc phục những hạn chế trong giáo dục bình đẳng giới trong trường học, trước hết người làm sách giáo khoa, giáo viên, và học sinh cần phải giác ngộ về vấn đề này. Cần phải gột rửa tư tưởng tàn dư tâm lý trọng nam khinh nữ vốn tồn tại lâu trong xã hội. Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và cha mẹ học sinh cũng cần hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ này.

 
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII 
 
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Tại kỳ họp tới khi thảo luật về Luật Giáo dục, cần phải rà soát rát kỹ trang sách từ lúc còn giáo dục từ mầm non lên tới các cấp. Khi lên đại học, nhận thức đã khá hơn. Nên khi trẻ em còn ngây thơ trong trắng thì đừng gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ những định kiến về giới.
 
Phóng viên: Xin cám ơn các Đại biểu!

Lan Hương - Kim Ngân