Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c32264a1-8971-90f0-dd35-d2cb7338582d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HUỲNH THÀNH ĐẠT – TP.HCM: GIAO CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUYỀN CHỦ ĐỘNG TUYỂN DỤNG, BỔ NHIỆM VÀ ĐÃI NGỘ GIẢNG VIÊN

15/06/2018

Chiều 12/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Đạt - TP Hồ Chí Minh giao cho các cơ sở giáo dục đại học quyền chủ động trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ giảng viên.

Đại biểu Huỳnh Thành Đạt - Tp.HCM cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

Tán thành với hầu hết các nội dung trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, đại biểu cho rằng dự thảo luật lần này đã thể hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra đối với giáo dục đại học trong giai đoạn mới. Luật ban hành sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các cơ sở giáo dục đại học và cho các cơ quan quản lý về giáo dục đại học. Bên cạnh đó, đại biểu đóng góp một số ý kiến cho dự án luật, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về 3 trụ cột của tự chủ đại học thể hiện ở Điều 32.

Trụ cột thứ nhất, tự chủ về hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học, công nghệ, các chuyên gia cũng thường gọi là tự do trong học thuật. Đại biểu tán thành hầu hết các quy định về nội dung này, chỉ xin góp ý 2 điểm:

Một là cần quy định các cơ sở giáo dục đại học được chủ động trong việc mở và mở mới chương trình đào tạo được linh hoạt trong sử dụng phương thức đào tạo qua mạng kết hợp với phương thức truyền thống và các phương thức hiện đại khác. Để thích ứng với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đa dạng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và internet kết nối vạn vật phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Hai là nên quy định việc đưa kiến thức khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình đào tạo. Đồng thời, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong môi trường đại học để cho các em sinh viên tốt nghiệp ra trường không chỉ có thể sớm tìm được việc làm tốt mà còn có thể tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần khắc phục tình trạng sinh viên ra trường hiện nay khó tìm việc làm, thất nghiệp. Đồng thời, nên công bằng đối với ngành giáo dục trong nhận định và đánh giá về việc thất nghiệp. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm trong việc này là cần tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, sinh viên, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đẩy mạnh việc phân luồng trong giáo dục đại học để giảm bớt áp lực các em vào đại học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình ý kiến của các Đại biểu Quốc hội

Trụ cột thứ hai, tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, các cơ sở giáo đục đại học được giao thẩm quyền nhiều hơn, từ đó tháo gỡ được phần lớn những vướng mắc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu có thể chúng ta nên mạnh dạn hơn nữa trong việc giao cho các cơ sở giáo dục đại học quyền chủ động trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ giảng viên, cho phép các cơ sở giáo dục đại học tuyển dụng, bổ nhiệm người nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài vào các vị trí quản lý phù hợp. Cho phép các cơ sở giáo dục đại học ít nhất là các cơ sở giáo dục đại học có đủ điều kiện theo quy định được phong danh hiệu giáo sư danh dự và tiến sĩ danh dự cho người Việt Nam có những đóng góp quan trọng và xứng đáng cho giáo dục đại học. Hiện nay theo quy định chỉ phong chức danh giáo sư danh dự và tiến sĩ danh dự cho người nước ngoài hoặc là người Việt Nam sống ở nước ngoài, chưa phong cho người Việt Nam.

Trụ cột thứ ba, tự chủ về hoạt động tài chính, tài sản, đại biểu tán thành và tâm đắc với các nội dung quy định về tự chủ trong lĩnh vực này. Theo đại biểu, tự chủ tài chính không có nghĩa là không còn sự đầu tư từ nhà nước mà nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở kết quả xếp loại cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, điều này thể hiện ở Điều 7 bằng hình thức đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học, giao thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, các dự án đầu tư phát triển v.v...

Bên cạnh đó, để luật có thể đi vào cuộc sống cần có sự thống nhất đồng bộ giữa Luật Giáo dục đại học và các luật liên quan khác. Một ví dụ về sự bất cập, dự thảo luật này quy định các cơ sở giáo dục đại học được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách, trong khi đó quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu thì các cơ sở giáo dục đại học vẫn phải trình đơn vị chủ quản theo quy định của luật.

Ba trụ cột tự chủ nêu trên phải diễn ra đồng thời, đồng bộ, tương tác và bổ sung cho nhau, trong đó theo các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục thì tự chủ về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học là quan trọng nhất chứ không phải là tự chủ về tài chính và tài sản.

Về Hội đồng trường Điều 16, trong dự thảo luật lần này Hội đồng trường được quy định chức năng rõ hơn, theo đó Hội đồng trường thực hiện công tác quản trị trường, quyết định, định hướng phát triển của nhà trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động quy chế tài chính v.v... Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động nhà trường theo quy định của pháp luật và theo quyết nghị của Hội đồng trường. Điểm mới của quy định này là có sự phân định khá rõ chức năng của hội đồng trường và chức năng của hiệu trưởng. Việc phân định không rõ trước đây là nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường. Đại biểu tin rằng luật sắp tới ban hành sẽ khơi thông được điểm nghẽn này, thúc đẩy sự phát triển của tự chủ đại học góp phần vào sự phát triển của giáo dục đại học nước nhà. Có thể nói Hội đồng trường theo dự án luật này là hội đồng có quyền lực, là mái nhà của 3 trụ cột xây dựng nên ngôi nhà tự chủ đại học trên.

Liên quan đến nội dung Hội đồng trường, đại biểu tán thành chủ trường thí điểm cơ chế sẽ không có bộ chủ quản cho một số tường đại học sắp tới. Đây có thể xem là hình thức cao nhất của tự chủ đại học, trong trường hợp này cần có Hội đồng trường đủ quyền lực, đủ mạnh để đại diện sở hữu của nhà nước và các bên có lợi ích liên quan tại cơ sở giáo dục đại học đó. Có như thế vai trò của Hội đồng trường mới thể hiện mạnh mẽ và giảm bởi sự ảnh hưởng của bộ chủ quan và tiến tới không còn vai trò của cơ quan này.

Vân Ngọc

Các bài viết khác