Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 6f2264a1-0949-90f0-19a0-52e5c3e8d22a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGÔ THỊ KIM YẾN – TP.ĐÀ NẴNG: ĐỀ NGHỊ QUY ĐỊNH SĨ SỐ HỌC SINH TỐI ĐA CỦA LỚP HỌC ĐỐI VỚI TỪNG CẤP HỌC VÀO LUẬT

14/06/2018

Chiều 11/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, đại biểu Quốc hội Ngô Thị Kim Yến - TP.Đà Nẵng đề nghị cần nghiên cứu quy định sĩ số học sinh tối đa của lớp học đối với từng cấp học vào trong luật này.

Đại biểu Quốc hội Ngô Thị Kim Yến - TP.Đà Nẵng cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

Về mục tiêu giáo dục hiện nay đang gắn việc giáo dục ngang bằng với việc đánh giá học sinh, sinh viên bằng điểm số các môn học qua các kỳ thi. Nền giáo dục của ta đang làm việc đổ đầy nhiều hơn là thắp sáng, các chương trình giáo dục nặng về nhồi nhét kiến thức. Trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế Pisa từ tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế đã chỉ ra kết quả của học sinh Việt Nam đã vượt qua các học sinh trong khu vực và liên tục vượt trội so với học sinh các nước Mỹ, Anh trong các bài kiểm tra toán và khoa học. Nhưng thực tế học sinh Việt Nam rất yếu kém kỹ năng, hiểu biết cuộc sống và nhất là trình độ ngoại ngữ. Tất cả những yếu kém này khó có cơ hội cho người Việt Nam hòa nhập trên thế giới tiến bộ. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung vào mục tiêu đào tạo kỹ năng và mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Đề nghị cơ quan soạn thảo thiết kế nội dung chương trình sách giáo khoa và chuẩn đầu ra phải khắc phục hạn chế yếu kém nêu trên.

Hai, về hệ thống giáo dục quốc dân ở Điều 4 khoản 1 quy định: "Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống mở liên thông, gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên". Đại biểu đề nghị cần định nghĩa hợp lý hơn trong đó tham khảo định nghĩa về học tập suốt đời của UNESCO như sau: "Khái niệm học tập suốt đời, học tập diễn ra dưới mọi hình thức cả chính quy, không chính quy và phi chính quy thông qua những giai đoạn khác nhau của cuộc đời từ thuở nằm nôi cho tới khi từ giã cuộc đời". Như dự thảo luật đề cập rất dễ hiểu nhầm rằng chỉ có giáo dục thường xuyên mới là học tập suốt đời.

Bên cạnh đó, tại điểm d khoản 2 Điều 4 dự thảo quy định: "Giáo dục đại học, đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ" đại biểu đề nghị bổ sung để thống nhất dự thảo của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 6 của dự thảo là: "Có trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm: trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định về trình độ tương đương đối với một số ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu, đặc thù", ví dụ như qua các văn bản dưới luật thì bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 1 thì có thể tương đương thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 2 thì tương đương với tiến sĩ. Các hình thức đào tạo này đã được thực hiện khoảng 30 năm qua nhưng chưa đưa vào luật.

Ba, về chương trình giáo dục phổ thông sách giáo khoa ở Điều 29, tại khoản 3 có nêu: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng quốc gia để thẩm định chương trình giáo dục, hội đồng thẩm định sách giáo khoa và ban hành chương trình giáo dục phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, tuy nhiên tại điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thì quy định: "Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức biên soạn, bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường". Tuy nhiên, dự thảo luật chưa quy định trách nhiệm của địa phương trong việc thực hiện quy định này, đề nghị nghiên cứu bổ sung.

Về trình độ đào tạo của giáo viên, dự thảo luật theo hướng nâng cao chuẩn đào tạo của nhà giáo đối với giáo viên tiểu học từ có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm lên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, nội dung này đã được đề cập trong Nghị quyết 29 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tuy nhiên, đến nay sau 5 năm theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hiện vẫn còn khoảng 160.000 giáo viên tiểu học chiếm trên 40% tổng số giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở xuống cần được bồi dưỡng đào tạo nâng chuẩn, liệu rằng chúng ta có thời gian và điều kiện, cơ sở đào tạo để hoàn thành việc này không, vấn đề này sẽ tác động rất lớn về mặt xã hội, làm thiếu hụt số lượng giáo viên, hơn nữa hiện nay các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa đang thiếu giáo viên, đặc biệt trong bối cảnh sắp đến triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88 thì nhu cầu đối với đội ngũ giáo viên càng lớn hơn, trong đó giáo dục các môn học như mỹ thuật, âm nhạc cũng yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, liệu rằng có phù hợp không? Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc lại vấn đề này, theo tôi quy định nâng chuẩn giáo viên là cần thiết. Tuy nhiên, cần có quy định về lộ trình áp dụng đối tượng giáo viên cho phù hợp.

Về sĩ số học sinh của lớp học trong giáo dục phổ thông. Việc quy định sĩ số học sinh tối đa trong một lớp học là rất quan trọng và cần thiết nhằm bảo đảm cho chất lượng dạy và học của nhà trường, lớp học có học sinh ít sẽ mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên cũng như học sinh, giáo viên sẽ hoàn thành bài giảng đúng kế hoạch, xây dựng bài giảng có chiều sâu hơn, giáo viên có thể kết thúc bài giảng sớm và có những hoạt động khác để luyện tập kỹ năng cho học sinh. Công tác quản lý lớp học cũng tốt hơn, lớp học nghiêm túc hơn vì ít tốn thời gian để ổn định lớp mà dành nhiều thời gian hơn cho việc học, học sinh được giáo viên lưu tâm nhiều hơn. Theo quy định hiện hành thì sĩ số học sinh của lớp học bậc tiểu học tối đa là 35 học sinh và bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông tối đa là 45.

Tuy nhiên, trên thực tế sĩ số học sinh của các cấp học đều cao hơn quy định rất nhiều, thậm chí có lớp gần 60 em học sinh. Theo thống kê sĩ số học sinh tiểu học của các nước có nền giáo dục phát triển thấp hơn chúng ta rất nhiều. Ví dụ, Úc là 23,8 học sinh, Áo là 18,3 học sinh, Mỹ là 21,1 học sinh, Nga là 19,1 học sinh, Indonesia là 23,4 học sinh. Do vậy đại biểu đề nghị cần nghiên cứu quy định sĩ số học sinh tối đa của lớp học đối với từng cấp học vào trong luật này. Vẫn biết với điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của nước ta hiện nay thì hạ thấp sĩ số học sinh đối với lớp học là rất khó. Tuy nhiên, cần luật hóa vấn đề này và đưa ra lộ trình thực hiện nhằm làm cơ sở để định hướng đầu tư phát triển trường, lớp và nguồn nhân lực trong thời gian sắp đến.

Vân Ngọc

Các bài viết khác