Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 340f64a1-396f-90f0-dd35-d2a46423ed23.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI MẬU QUÂN - HẢI DƯƠNG: KHÔNG CÓ SỰ TRÙNG LẶP VỀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ QUY ĐỊNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG GIỮA DỰ THẢO LUẬN AN NINH MẠNG VÀ LUẬT AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

30/05/2018

Sáng 29/5, tại phiên thảo luận ở Hội trường về dự án Luật An ninh mạng tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Bùi Mậu Quân - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, khẳng định không có sự trùng lặp về phạm vi điều chỉnh và quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia giữa Dự thảo Luận An ninh mạng và Luật An toàn thông tin mạng như nhiều ý kiến khác đã nêu.

Đại biểu Quốc hội Bùi Mậu Quân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, phát biểu tại phiên họp sáng 29/5

Bày tỏ sự tán thành cao với tính cấp thiết của việc ban hành Luật An ninh mạng, Đại biểu Quốc hội Bùi Mậu Quân nhận định, trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng đang ngày càng gia tăng, như các hoạt động chống đối nhà nước, hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng hay các hoạt động cờ bạc, cá độ, mại dâm, trộm cắp, lừa đảo thông tin cá nhân,... xâm phạm nghiêm trọng tới an ninh quốc gia và ảnh hưởng sâu sắc tới trật tự quản lý kinh tế, trật tự an toàn xã hội.

Mặt khác, do chưa có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh nên việc xử lý những hành vi vi phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cũng như vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trên không gian mạng còn nhiều thiếu sót và chưa hiệu quả. Nhiều vụ việc cũng đã để lại hậu quả hết sức nặng nề. Do vậy cần phải tạo được một hành lang pháp lý quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Cũng theo phân tích của Đại biểu, phạm vi điều chỉnh và quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trong Dự thảo Luật An ninh mạng đã phần nào tạo ra một cơ sở pháp lý cho các công tác xác định, xử lý vi phạm và bảo vệ an toàn đối với các chủ thể trên không gian mạng nói trên, chứ không hề có sự trùng lặp với Luật An toàn thông tin mạng như các ý kiến khác đề cập.

Tại phiên thảo luận sáng 29/5, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng còn nhiều điểm trùng lặp giữa dự thảo Luật và Luật An toàn thông tin mạng

Đối với phạm vi điều chỉnh, Đại biểu Bùi Mậu Quân chỉ rõ dự thảo Luật An ninh mạng và Luật An toàn thông tin mạng được xây dựng dựa trên các tiêu chí, mục tiêu khác nhau, nên cách tiếp cận để bảo vệ các khách thể cũng khác nhau. Theo đó, Luật An toàn thông tin mạng tập trung đảm bảo ba thuộc tính của thông tin mạng bao gồm: tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng; còn Luật An ninh mạng tập trung đảm bảo an ninh, an toàn cho các khách thể, đó là: an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Hai là, phạm vi điều chỉnh của Luật An toàn thông tin mạng chủ yếu tập trung vào những vấn đề mang tính nguyên tắc về hoạt động an toàn thông tin mạng, bao gồm thông tin trên mạng, mật mã dân sự, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng, mà không có quy định nào về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.

Ba là Luật An toàn thông tin mạng quy định các hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo sự hoạt động bình thường và an toàn của hệ thống thông tin mạng chứ không quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng, hay trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, và hành vi nào là hành vi bị cấm trên không gian mạng.

Trong khi đó, dự thảo Luật An ninh mạng lại quy định rất đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về những vấn kể trên. Đây chính là cơ sở pháp lý để tổ chức các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, quyền và lợi ích của các tổ chức cá nhân trên không gian mạng. 

Liên quan tới quy định hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Đại biểu Bùi Mậu Quân cũng nêu rõ rằng việc quy định hệ thống thông tin quan trọng quốc gia trong Luật An toàn thông tin mạng chỉ dựa trên những tiêu chí về an toàn của hệ thống thông tin một cách đơn thuần, còn Luật An ninh mạng lại quy định hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia dựa trên những tiêu chí về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Hai, Luật An toàn thông tin mạng chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc trong quản lý nhà nước về thông tin nhằm đảo bảo an toàn của hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, trong khi đó dự thảo Luật An ninh mạng lại quy định rất cụ thể, rõ ràng về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cần phải bảo vệ trên không gian mạng. Đây chính là các mục tiêu mà các gián điệp mạng, khủng bố mạng nhằm vào. Vì vậy, đó cũng là cơ sở để chúng ta xác định nguồn lực và biện pháp bảo vệ một cách tương xứng.

Cuối cùng, điều khác biệt lớn nhất của việc quy định hệ thống thông tin quan trọng quốc gia được quy định trong Luật An toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trong dự thảo Luật An ninh mạng là cách phân biệt dựa trên việc xác định mức độ quan trọng của hệ thống thông tin. Cụ thể, Luật An toàn thông tin mạng quy định nhiều hệ thống thông tin và chia thành 5 cấp độ khác nhau, trong đó chỉ có cấp độ 5 mới là cấp độ được xác định thông tin quan trọng. Còn dự thảo Luật An ninh mạng thì chỉ quy định duy nhất một hệ thống thông tin quan trọng là an ninh quốc gia mà hệ thống này chưa cần xác định đến mức phá hoại, mới chỉ cần có nguy cơ bị tấn công, bị xâm nhập, bị chính quyền điều khiển cũng đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.

Vì vậy, có thể thấy rõ, phạm vi điều chỉnh và quy định về hệ thống thông tin quan trọng quốc gia của dự thảo Luật An ninh mạng đã đề cập đến những vấn đề chưa được quy định một cách đầy đủ, cụ thể trong bất cứ luật nào; và không có sự trùng lặp giữa dự thảo Luật An ninh mạng và Luật An toàn thông tin mạng như nhiều ý kiến phản ánh khác ./.

Thị Ngân

Các bài viết khác