Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 060964a1-2915-90f0-dd35-da50b8f310ca.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGÔ SÁCH THỰC - BẮC GIANG: ĐỀ NGHỊ ĐẨY MẠNH CÁC GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CẤP MÃ VẠCH, CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM ĐẠT TIÊU CHUẨN

26/05/2018

Theo Chương trình phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 25/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế xã hội, quyết toán ngân sách nhà nước. Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Ngô Sách Thực - Bắc Giang đề nghị đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp mã vạch, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

ĐBQH Ngô Sách Thực phát biểu tại phiên thảo luận

ĐBQH Ngô Sách Thực đánh giá các báo cáo tại kỳ họp này phản ánh khá rõ tình hình phát triển kinh tế xã hội trong đó 8/13 chỉ tiêu thực hiện vượt kế hoạch. Một chỉ tiêu tỷ suất tiêu hao năng lượng trên đơn vị GDP là không đạt. Kinh tế vĩ mô ổn định. Triển khai nhiệm vụ năm 2018 rất tích cực và đạt nhiều kết quả phấn khởi, đồng thời cũng chỉ rõ thêm một số hạn chế. Tại phiên thảo luận, đại biểu làm rõ hơn một số nguyên nhân của hạn chế và đề xuất giải pháp:

Thứ nhất, ĐBQH cho rằng có hai vấn đề Chính phủ cần bổ sung giải pháp rõ thêm trong báo cáo, một là hiện nay ngân sách bố trí chỗ an sinh xã hội, giảm nghèo khá lớn, chương trình đề ra giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững, giảm hỗ trợ trực tiếp và tăng hỗ trợ cộng đồng để nâng cao khả năng tiếp cận vươn lên của người nghèo. Vì vậy, đánh giá nội dung này cần phải sâu thêm và cần phải tăng tín dụng chính sách thay cho việc hỗ trợ trực tiếp. Làm thế nào để tăng xuất khẩu nông sản chính ngạch và giảm xuất khẩu tiểu ngạch. ĐBQH nhận định những nội dung này cần phải có một kế hoạch rất cụ thể và đề xuất những giải pháp rõ thêm, nhất là trong bối cảnh về thị trường hiện nay về hàng rào thuế quan và tranh chấp thương mại. Đồng thời, cần phải đẩy mạnh các giải pháp về khoa học tháo gỡ những vướng mắc trong việc cấp mã vạch, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn, xuất xứ của sản phẩm, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, giảm thời gian thông quan để sản phẩm đến được nhanh với thị trường.

Toàn cảnh phiên họp buổi chiều 25/5

Thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm, kinh tế chưa thật bền vững có nguyên nhân của cơ cấu này. Nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại ngân sách chuyển biến chậm. Có nguyên nhân của việc chậm thể chế sửa đổi những bất cập trong chính sách pháp luật, thiếu quyết liệt mạnh dạn trong tổ chức thực hiện, đồng thời những nội dung này đã thể hiện trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách và báo cáo kiểm toán. Chi thường xuyên của ngân sách cao, ngân sách trung ương hụt thu, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư chậm, có nguyên nhân từ bất cập của Luật Đầu tư công và một số văn bản thi hành. Chính phủ cũng đã thấy những nội dung này, việc tái cơ cấu đang ở những nút thắt và rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Đảng, Quốc hội và sự quyết liệt trong tổ chức thực hiện.

Thứ ba, giải pháp nào để tăng nguồn lực phát triển cho nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đây là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2016 - 2020 đã nêu vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 24%, vốn lồng ghép giảm nghèo khoảng 6%, vốn doanh nghiệp hợp tác xã 15% và vốn cộng đồng dân cư khoảng 15%, còn lại vốn tín dụng 45%. Như vậy, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng rất quan trọng, trong vốn vay có nhóm tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, điều này thể hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước ta.

Thực hiện chính sách tín dụng vừa qua có nhiều tiến bộ, tuy nhiên thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ hiện nay có nhiều bất cập, quy định mức vay 50 triệu, 100 triệu, 200 triệu, 300 triệu đến 500 triệu tùy theo từng đối tượng, không cần thế chấp nhưng thực tế nhiều nơi vẫn phải thế chấp. Nguồn cho vay có những nơi còn nhiều và đối tượng nhu cầu vay chưa tiếp cận được nguồn vay này. Tài sản trên đất chưa được tính giá trị để thế chấp. Chủ trang trại, hợp tác xã mức vay trần hiện nay không phải thế chấp là 1 tỷ đồng, quá thấp. Nguồn vốn vay 100.000 tỷ cho nông nghiệp, công nghệ cao và nông nghiệp sạch thì mới đạt được 40%. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã cũng chưa tiếp cận được với nguồn này theo Nghị quyết 30 của Chính phủ ngày 17/3/2017, vì chưa được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp hoặc hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn của Quyết định số 738 của Bộ Nông nghiệp và khoa học công nghệ. Do đó ĐBQh đề nghị sửa lại những nội dung này để làm sao tăng mức trần cho vay và tháo gỡ những vướng mắc trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch hiện nay.

Thứ tư, về tài chính ngân sách, cần có ranh giới đỏ để tăng cường kỷ cương, vi phạm như thế nào thì cần nhắc nhở, như thế nào thì cần có thẻ vàng và như thế nào thì phải dừng chi hoặc thu hồi các khoản chi không đúng. Về thất thu, ngoài biện pháp xử lý hành chính cũng phải tăng cường xử lý hình sự về hành vi trốn lậu thuế để tránh việc năm sau vẫn lặp lại các hành vi vi phạm của năm trước.

Thứ năm, về giải pháp cải cách hành chính công và công khai minh bạch, xây dựng Chính phủ điện tử, chúng tôi rất phấn khởi và tin tưởng về những kết quả triển khai cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính, về những khả quan vừa rồi triển khai quan trắc môi trường, cảnh báo thiên tai, công khai thông số chữa bệnh ở một số nơi tạo điều kiện cho người dân giám sát, nâng cao chỉ số hài lòng, nhưng thực hiện những nội dung này phải gắn liền với việc nâng cao khả năng tiếp cận của người dân và nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng Internet, xây dựng Chính phủ điện tử cần gắn liền với việc nâng cao dân trí, để triển khai đô thị thông minh, cải cách hành chính có ý nghĩa và thực hiện có hiệu quả.

Thứ sáu, ĐBQH cho rằng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và thời gian tới cần có biện pháp nào để khắc phục những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, không dám nghĩ dám làm, tôi nghĩ cần phải tháo gỡ một số cơ chế để người giao yên tâm hơn trong việc làm trên cơ sở của pháp luật và có sự chủ động sáng tạo. Cơ chế DT hiện nay có nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều bất cập, sơ hở, dễ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực và đơn thư, khiếu nại, tố cáo cũng như những nghi kỵ trong cơ chế này. Nhất là làm sao tháo gỡ được nút thắt trong việc xác định giá đất theo giá thị trường là giá nào, đấu giá hay giao thầu làm sao thanh toán theo quy định ngang giá và đấu giá quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 117 Luật Đất đai, chúng ta phải thực hiện công khai, minh bạch, đồng thời những nội dung này, ĐBQH đề nghị cần phải có tiêu chí để đánh giá cán bộ để bảo vệ, khuyến khích những cán bộ chủ động dám nghĩ dám làm, bên cạnh việc xử lý nghiêm cán bộ vi phạm.

 

Hồ Hương

Các bài viết khác