Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 62f163a1-49ae-90f0-19a0-5bb6d892631f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Quốc hội Ngô Thị Kim Yến – TP.Đà Nẵng: Yêu cầu then chốt để kiểm soát thực phẩm bẩn là phải thực hiện truy xuất nguồn gốc

07/06/2017

Ngày 05/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội dành cả ngày làm việc thảo luận tại hội trường về nội dung giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Quốc hội Ngô Thị Kim Yến – TP.Đà Nẵng cho rằng yêu cầu then chốt để kiểm soát thực phẩm bẩn là phải thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến - TP.Đà Nẵng phát biểu tại Hội trường về nội dung giám sát an toàn thực phẩm

Theo đại biểu Ngô Thị Kim Yến, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc, nhất là đối với nhóm thực phẩm tươi sống. Đây là yêu cầu then chốt để kiểm soát được thực phẩm bẩn và nếu chúng ta không thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm thì bài toán về an toàn thực phẩm sẽ khó có lời giải. Như việc cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm phát hiện được thực phẩm không an toàn hoặc thực phẩm gây ngộ độc cho người dân thì cũng không thể quy trách nhiệm được cho ai.

Nêu rõ, báo cáo kết quả giám sát có nhận định quy định trong Luật an toàn thực phẩm về truy xuất nguồn gốc thực phẩm là chưa phù hợp với thực tế, đại biểu Ngô Thị Yến cho rằng với nhận định này có thể phải sửa đổi một số nội dung quy định của luật. Thực tế, đây là quy định khó thực hiện nhưng cần phải được quy định và chỉ đạo tập trung thực hiện cho bằng được thì mới mong muốn từng bước kiểm soát được thực phẩm bẩn.

Đại biểu cho biết, thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm là rất khó trong điều kiện của nước ta đó là quy mô sản xuất quá nhỏ lẻ, với 8,6 triệu nông dân sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ lẻ, trên 28.650 cơ sở giết mổ động vật, chiếm 97% và khoảng hơn 500.000 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, trong đó chủ yếu là quy mô nhỏ hộ gia đình, sản xuất theo mùa vụ và thủ công. Các sản phẩm ở dạng tươi sống không có bao gói thì việc ghi chép, ghi nhãn thông tin về sản phẩm còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó, phần lớn các chợ của chúng ta là chợ hạng 3 chiếm 86%, hạ tầng chợ còn kém, phân định các khu bán hàng chưa rõ ràng, thực phẩm cơ bản không đảm bảo, nguồn gốc thực phẩm không rõ ràng.

Tuy nhiên thực tiễn triển khai tại Đà Nẵng cho thấy, mặc dù khó nhưng nếu chúng ta quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện thì vẫn có thể thực hiện tốt được việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Tại Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng ban hành quyết định 35 năm 2016 về quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, thủy san nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng. Theo đó, tất cả các chủ cửa hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển vào các khu chợ phải thực hiện việc cung cấp thông tin nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm. Đến nay quyết định đã được thực hiện rất nghiêm túc và thường xuyên.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ ban hành quy định hàng hóa thực phẩm lưu thông mua bán trên thị trường bắt buộc phải có hóa đơn chứng từ, một mặt để quản lý an toàn thực phẩm thông qua nguồn gốc xuất xứ, mặt khác để quản lý được thuế và chống tiêu cực trong việc tính toán doanh thu.

Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, không thể để buôn bán lẻ tràn lan như hiện nay, tự do sân chơi nhỏ, quá nhỏ, không có thông tin về sản phẩm, cách dùng. Mặc dù, tại Điều 11 Nghị định 76/2016 có quy định kinh doanh chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, song còn chung chung, thiếu cụ thể nên việc triển khai thực hiện trong thực tế gặp khó khăn. Do đó, cần có thông tư hướng dẫn cụ thể hơn các nội dung như sau:

Thứ nhất, quy định về điều kiện cơ sở sản xuất sản phẩm đóng gói nhỏ phải có nhãn hàng hóa. Ngoài việc ghi nhãn phải kèm theo các giấy hướng dẫn sử dụng cụ thể cho từng loại chất phụ gia theo quy định. Cần phải ban hành văn bản hướng dẫn sản xuất, buôn bán sản phẩm không bao gói buôn bán trên thị trường.

Thứ hai, về lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm. Hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm ở nước ta còn phân tán và đầu tư dàn trải. Bộ Y tế đã có 7 đơn vị thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có khoảng 9 đơn vị, Bộ Khoa học và Công nghệ 3 đơn vị, Bộ Công thương 6 đơn vị. Ở tuyến tỉnh hệ thống y tế có trung tâm y tế dự phòng, trung tâm kiểm nghiệm thuộc Sở Y tế, trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải và phân tán nên năng lực phòng kiểm nghiệm còn nhiều yếu kém.

Đặc biệt, hiện nay đối với thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu bệnh trong nông nghiệp được phép sử dụng thì theo Thông tư 03 có 1.369 hoạt chất, trong đó thuốc trừ sâu là 769 hoạt chất, với 1.690 tên thương phẩm, thuốc trừ bệnh, 607 hoạt chất với 1.295 tên thương phẩm, chưa tính hóa chất khác, nhưng khả năng, năng lực kiểm nghiệm mới thử nghiệm được 96 hoạt chất. Bộ Y tế mới quy định mức giới hạn cho phép tồn dư trong sản phẩm nông sản cho khoảng 70 hoạt chất thuốc bảo vệ trừ sâu trong sản phẩm rau, quả, gạo để làm cơ sở đánh giá thực phẩm nông sản an toàn là chưa an tâm, vì còn quá nhiều hoạt chất thuốc bảo vệ trừ sâu chưa kiểm tra được.

Nhiều đơn vị chưa được chỉ định kiểm nghiệm theo Thông tư 20/2013. Điển hình năm 2016 Đà Nẵng có 10 mẫu chả gửi phòng kiểm nghiệm để kiểm tra tồn dư Natri benzoat là một hóa chất không được sử dụng trong chế biến chả theo quy định. Kết quả phát hiện được 9/10 mẫu kiểm tra có chất Natri benzoic nhưng không thể xử lý vi phạm vì không đủ cơ sở pháp lý, vì phòng kiểm nghiệm chưa được chỉ định.

Thứ ba, về nguồn lực. Nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn thực phẩm chưa xứng đáng, đặc biệt là nhân lực. Nhân lực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm còn phân tán. Đối với tuyến xã, không có cán bộ chuyên trách thực hiện công tác an toàn thực phẩm. Với văn hóa ẩm thực của Việt Nam thức ăn đường phố ngày càng phát triển, với số lượng rất lớn, nhưng lại thường xuyên thay đổi, đặc biệt loại dịch vụ này có nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. 

Bảo Yến

Các bài viết khác