Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 46c366a1-09a5-90f0-dd35-d622de1499e8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Cân nhắc quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời về bắt, giữ tàu bay, tàu biển

27/10/2015

Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn khác nhau của Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự tại buổi làm việc ngày 26/10, đại biểu Nguyễn Thành Bộ- Thanh Hóa đặc biệt quan tâm về quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời về bắt, giữ tàu bay, tàu biển trong dự thảo ở các Điều 419 đến 421.

Đại biểu Nguyễn Thành Bộ phát biểu về dự án Bộ luật tố tụng dân sự                                 Ảnh: Đình Nam

Về quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời về bắt, giữ tàu bay, tàu biển, đại biểu Nguyễn Thành Bộ đề nghị chỉ quy định biện pháp yêu cầu bắt, giữ tàu bay, tàu biển như là một biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm việc giải quyết án dân sự hoặc bảo đảm thi hành án mà không nên quy định biện pháp bắt, giữ tàu bay, tàu biển như là một biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn liền với việc khởi kiện vụ án dân sự trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi). Đại biểu cũng đề nghị cho xây dựng một dự án luật riêng về vấn đề này với các lý do sau đây:

Thứ nhất, việc áp dụng thủ tục bắt, giữ tàu biển nói riêng và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung là thủ tục tố tụng của Tòa án. Tuy nhiên, thủ tục này được thực hiện không gắn liền với việc khởi kiện hoặc được thực hiện trước khi khởi kiện vụ án dân sự.

Do đó, nếu Tòa án có áp dụng thủ tục này thì thủ tục này cũng không thuộc quy trình của thủ tục tố tụng dân sự nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, việc quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn liền với việc khởi kiện trong Bộ luật tố tụng dân sự là không hợp lý.

Thứ hai, việc luật hóa Pháp lệnh, thủ tục bắt, giữ tàu biển trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) cần có thời gian để nghiên cứu, tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành, từ đó nhận diện được những hạn chế bất cập nếu có của các quy định hiện hành về vấn đề này để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn trước khi trình Quốc hội thông qua sẽ hợp lý hơn.

Thứ ba, nếu chỉ tiến hành pháp điển Pháp lệnh thủ tục bắt, giữ tàu biển mà không tiến hành pháp điển các quy định của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay và xây dựng thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác trước khi khởi kiện thì sẽ không bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất và tính khả thi của hệ thống luật. Trong khi đó, khi thảo luận về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, đa số các đại biểu Quốc hội đã nhất trí với phương án chưa nên quy định thẩm quyền của Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn liền với việc khởi kiện trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

Thứ tư, về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện có tác động tiêu cực rất lớn cho người bị yêu cầu áp dụng. Do đó, để hạn chế việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng thì trình tự thủ tục và điều kiện áp dụng phải hết sức chặt chẽ, cụ thể. Theo đó, cần phải có thời gian nghiên cứu để đánh giá thực tiễn và tham khảo kỹ lưỡng kinh nghiệm của nước ngoài về vấn đề này. Bởi vậy, khi việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện chưa được nghiên cứu thấu đáo về phạm vi áp dụng cũng như hậu quả của việc áp dụng thì chưa nên đưa vào trong dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

Hồ Hương lược ghi

Các bài viết khác