Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 567566a1-d97b-90f0-19a0-551e47282dad.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Trần Thị Dung - Điện Biên: Tiến độ thi hành án chậm làm giảm hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm, gây sức ép cho công tác quản lý giam giữ

27/10/2014

Trước hết, về công tác thi hành án tử hình, thể hiện tính nhân văn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thi hành án hình sự với hình thức tử hình là tiêm thuốc độc.

Đại biểu Quốc hội Tỉnh Điện Biên Trần Thị Dung phát biểu ý kiến

Theo Báo cáo công tác thi hành án năm 2014 của Chính phủ, đã thi hành tử hình 162 người, đến 30/9/2014 còn 742 người bị kết án tử hình, so với tháng 9/2013 tăng 58 người. Để đảm bảo an toàn cho công tác này trong thời gian qua là một vấn đề cố gắng nỗ lực rất lớn của ngành công an phối hợp với các ngành các địa phương. Tuy nhiên, theo Báo cáo thẩm tra số 2213 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thì hiện số người bị kết án tử hình còn nhiều. Nhưng tiến độ thi hành án chậm làm giảm hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm, gây sức ép cho công tác quản lý giam giữ.

Theo phản ánh của các địa phương, cách thức tổ chức thi hành án bằng tiêm thuốc độc rất tốn kém. Việc bố trí nhà tử hình tiêm thuốc độc chưa hợp lý nên các địa phương gặp nhiều khó khăn. Do phải áp giải án tử hình đến nơi thi hành và mang xác tử tù về địa phương.

Thực tế cả nước có 5 nhà thi hành án đặt tại 5 địa phương, nên việc áp tải đi, về ngoài việc tốn kém còn rất nhiều khó khăn và không an toàn. Ví dụ nhà thi hành án tử hình đặt tại Sơn La, khoảng cách từ tỉnh Điện Biên đến Sơn La cả đi cả về là 400 km. Hoặc từ Lai Châu đến Sơn La cả đi cả về là 600 km. Do đó để đảm bảo tuyệt đối an toàn, phải đầu tư cho lực lượng cũng như phương tiện, nhất là tâm lý của cán bộ chiến sỹ luôn căng thẳng, áp lực trên suốt chặng đường đèo dốc.

Vấn đề nữa là tại các địa phương đặt nhà thi hành án lại không có nghĩa địa để chôn cho những người đã thi hành án tử hình xong. Nên 100% các trường hợp này phải áp tải về địa phương sau khi thi hành án, trong cả trường hợp thân nhân của họ nhận về để mai táng thì cũng phải mang trở về địa phương họ mới nhận. Vì vậy tôi thấy rằng việc cân nhắc để có giải pháp cho vấn đề này là rất cần thiết, để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của thân nhân những người bị tử hình, đồng thời đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

Do đó, tôi đồng tình với kiến nghị trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đó là đẩy nhanh tiến độ thi hành án tử hình. Khẩn trương xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc nếu cần thiết thì đề xuất báo cáo Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung văn bản luật cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, cụ thể là luật thi hành án hình sự.
Vấn đề thứ hai, tôi xin được nói về công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị tước một số quyền công dân, đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đã chỉ rõ, việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, mặc dù có chuyển biến nhưng còn hạn chế. Số người chấp hành tại xã, phường trên vẫn còn có vi phạm pháp luật hình sự và đã phải xử lý 316 trường hợp. Ủy ban nhân dân cấp xã nhiều địa phương chưa phân công theo dõi, giáo dục người chấp hành án treo. Có trường hợp người bị kết án đã bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ nhưng vẫn được chính quyền bố trí ở chức vụ gây bất bình trong công luận như trường hợp ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy và ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Tòa án tuyên ngày 1/8/2013 cấm đảm nhiệm chức vụ trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong thời gian 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt. Nhưng ngày 17/4/2014 Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã có văn bản đồng ý với văn bản đề xuất của Ủy ban nhân dân xã Vinh Quang ký hợp đồng lao động với ông Hoan và ông Liêm để làm kế toán và làm cán bộ địa chính nông nghiệp, xây dựng và môi trường của Ủy ban nhân dân xã Vinh Quang. Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội là như vậy. Còn với tôi, tôi muốn đề cập đến khía cạnh xã hội của việc thi hành án treo.

Trên thực tế, việc thi hành án treo tại một số địa phương trong thời gian qua nổi lên những vấn đề khiến dư luận bất bình, đó là bên cạnh nhiều chục ngàn người tốt nghiệp đại học, trên đại học chưa có việc làm thì chính quyền một số xã hợp đồng với những người đang trong thời gian thi hành án vào làm việc hoặc chuyển từ xã này sang xã khác mà vẫn giữ vị trí công tác đó. Ví dụ, tháng 8/2014 xã Tràng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội đã bố trí cho 2 người mới thi hành án treo được 8 tháng vào làm việc, đó là các ông Phí Đình Hưng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã vào làm kế toán khi ông này còn phải chấp hành 28 tháng và 5 năm thử thách nữa. Ông Nguyễn Văn Thuyết nguyên là cán bộ địa chính đã vào làm cán bộ Văn phòng Ủy ban nhân dân xã khi ông này còn phải chấp hành tới 16 tháng và 4 năm thử thách. Trường hợp của ông Nguyễn Văn Chính, cán bộ địa chính của xã Thọ Châu, Thọ Xuân, Thanh Hóa với tội cố ý gây thương tích. Tháng 5/2012 tòa án nhân dân huyện đã tuyên 30 tháng tù cho hưởng án treo, nhưng sau khi xét xử huyện đã cho chuyển ông này từ xã Thọ Xuân sang xã Thọ Lộc và vẫn tiếp tục giữ vị trí là cán bộ địa chính.

Trên đây chỉ là một số những ví dụ, còn rất nhiều những trường hợp khác nữa như việc cách chức trưởng ấp do sai phạm trong quá trình sử dụng tiền chính sách thì lại chuyển sang làm công an diễn ra tại nhiều địa phương, cơ sở, nơi những cấp chính quyền gần dân nhất hoặc thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc có sử dụng đội ngũ những người làm việc phục vụ hoặc đại diện cho người dân nhưng lại là những người có phẩm chất đạo đức chưa được người dân tin tưởng gửi gắm niềm tin, gây nhiều bức xúc, bất bình, bất an vào niềm tin của nhân dân. Đây là những vấn đề đề nghị tới đây chúng ta hết sức quan tâm để làm sao thực hiện nghiêm túc những bản án của tòa án đã tuyên. Trên đây hai vấn đề tôi xin tham gia trong buổi thảo luận hôm nay, tôi xin hết ý kiến, cảm ơn Quốc hội.

Cổng Thông tin điện tử