Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d83a66a1-09fc-90f0-dd35-d96243ee291d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Cần làm rõ khái niệm về phá sản trong dự luật phá sản

26/05/2014

Trước hết, tôi xin trình bày là Luật phá sản đã ra đời cách đây hơn 20 năm, lúc đó bắt đầu kinh tế thị trường và đã nghiên cứu rất nhiều về luật pháp quốc tế các nước khác. Đến nay Luật phá sản này có một điểm, tôi rất băn khoăn.

Thứ nhất, triết lý về Luật phá sản là các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, khi lâm vào tình trạng phá sản thì dấu hiệu của nó là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và khi đó thì các chủ nợ có quyền yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản, tòa án khi xem xét các đơn đó thì tòa án sẽ xem xem có lâm vào tình trạng phá sản chưa và dấu hiệu để xem có phải mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Nếu đúng như vậy thì sẽ mở thủ tục phá sản. Khi mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường, nhưng thực ra cũng không còn bình thường vì nó có sự giám sát của các chủ nợ và của tòa án. Như thế có 2 khả năng xảy ra, nếu các chủ nợ đồng ý cho phục hồi thì anh tiến hành phục hồi, phục hồi tốt rồi thì trở lại bình thường, phục hồi không tốt thì phá sản hoặc các chủ nợ không đồng ý cho phục hồi, phá sản ngay thì lúc đó tòa án sẽ ra quyết định phá sản. Cách đặt vấn đề chúng ta bây giờ lại hơi khác.

Thứ nhất, chúng ta định nghĩa mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp hợp tác xã không thanh toán được khoản nợ đến hạn, không thanh toán nó khác với không có khả năng thanh toán. Tư duy của Luật phá sản hiện hành và thống nhất là không có khả năng thanh toán, chứ không phải là không thanh toán.

Thứ hai, khi nào thì chúng ta có quyền yêu cầu mở thủ tục, luật hiện hành là khi lâm vào tình trạng phá sản, dấu hiệu của nó là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì bây giờ chúng ta lại cho phép là khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn.

Thứ ba, khi nào tòa án mở thủ tục phá sản thì luật hiện hành nói rằng khi doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản thì bây giờ chúng ta lại cho là mở thủ tục phá sản ở Điều 42 là khi không thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã không đủ thanh toán. Như vậy thay vì trước đây tiêu chí và tiêu chí này phổ biến cho nhiều nước, tức là dùng khái niệm lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán, khái niệm insolvency là khái niệm rất phổ biến. Chúng ta lại đề ra chuyện:

Thứ nhất, chúng ta không có định nghĩa thế nào là nợ đến hạn, quy định hiện hành trong Nghị quyết 05 và các quy định khác nói rõ là khi nào là nợ đến hạn. Ví dụ Nghị quyết 03 năm 2005 nói rất rõ: "lâm vào tình trạng phá sản khi có đủ điều kiện sau đây: Có các khoản nợ đến hạn, nợ đến hạn là nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đã rõ ràng được các bên xác nhận có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh mà không có tranh chấp, chủ nợ có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán", đó là tư duy của luật hiện hành như vậy. Yêu cầu chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ có yêu cầu, nhưng không được các doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán. Bây giờ chúng ta lại đưa ra việc tòa án được quyền mở thủ tục phá sản khi không thanh toán và trì hoãn thanh toán, ở đây nó sẽ đẻ ra một số vấn đề là kết luận nợ này có đúng là nợ hay không? Đó là một tranh chấp đầu tiên. Giống như nhiều công ty một bên yêu cầu đến đòi nợ thì cứ xông đến doanh nghiệp đòi nợ, nhưng cái này có phải là nợ không? Bây giờ anh nợ tôi, tôi có thể nợ anh, ai kết luận đó là nợ? Những vấn đề này cần phải giải quyết và chúng ta đưa vào đây chúng ta sẽ ách tắc trong chuyện có đúng là nợ hay không? Thứ hai là nợ có đến hạn không? Đây là một tiêu chí cần phải giải quyết. Do đó chuyện chúng ta đưa vào không thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán mà cho phép đã mở thủ tục phá sản rồi tôi cho rằng rất khó khăn.

Thứ hai, tài sản không đủ thanh toán thì chưa có tiêu chí này, chúng ta rất khó chứng minh. Do đó, chúng tôi đề nghị nghiên cứu lại phải chăng chúng ta đã chuyển đổi triết lý về Luật phá sản và tôi e rằng nó khác với các nước, như vậy Luật phá sản này sẽ dẫn đến như một số đại biểu đã cảnh báo nãy giờ tôi rất nhất trí hoặc đơn từ nộp tràn lan, tòa án sẽ bị quá tải nhưng cuối cùng tiêu chí không rõ ràng, không giải quyết được.

Tôi băn khoăn là Luật phá sản hiện hành có rất nhiều văn bản hướng dẫn, nghị định và nghị quyết của tòa án v.v... Lần này lẽ ra chúng ta phải tích hợp những cái đó để Luật phá sản lần này không cần nghị quyết, nghị định gì nữa hay cần ít mà có thể ra đời ngay và các doanh nghiệp, nhân dân, người lao động có thể cầm Luật phá sản để tiến hành bảo vệ quyền lợi của mình hay các doanh nghiệp có thể dùng Luật phá sản để bảo vệ quyền lợi của mình thì lần này tôi thấy lại không thích hợp được và như vậy trái với tinh thần chung của Quốc hội là tránh luật ống, tránh luật khung và tránh chuyện chờ đợi các nghị định, thông tư, đó là điểm thứ hai tôi băn khoăn. Văn bản hướng dẫn hiện hành hiện nay rất chi tiết và nhiều điểm hay nhưng không được tích hợp vào đây.

Thứ ba, vấn đề về người lao động, theo quy định hiện hành, người lao động phải có mang tính đại diện và phải được bao nhiêu người đó cử ra thì lần này chúng ta đã dùng khái niệm chung chung là người lao động, như thế trong một công ty có thể 300 người lao động nộp 300 đơn và như thế tòa án sẽ giải quyết rất mệt mỏi, chúng ta không có khái niệm gọi là đơn kiện tập thể. Chỗ này ở những nơi không có công đoàn thì luật cũ quy định chúng ta phải cử người đại diện thì chúng ta không cho như thế, chúng ta chỉ dùng như thế bất kỳ một người lao động cá lẻ nào theo luật này chỉ cần đòi lương mà doanh nghiệp không trả thì họ có thể nộp 50, 70 đơn, 100, 200 đơn, xúm nhau nộp đơn lên và như thế tòa án phải ngồi giải quyết tất cả những đơn từ này, quy trình này cũng không hợp lý.

Cuối cùng tôi xin kiến nghị trước những ý kiến như vậy hoặc băn khoăn của nhiều đại biểu như vậy, tôi xin đề nghị chúng ta cân nhắc xem nếu như không gấp quá thì cũng không nên thông qua luật lần này mà chúng ta phải làm kỹ hơn.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa - TP Hồ Chí Minh

Các bài viết khác