Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a90567a1-3959-90f0-dd35-d05ed8040a96.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CẦN CÓ CƠ CHẾ TĂNG CƯỜNG ĐÔN ĐỐC GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾT LUẬN GIÁM SÁT

30/07/2024

Theo dự kiến, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Quan tâm đến dự luật, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Đặng Đình Luyến nêu rõ, trong những năm qua, các cơ quan của Quốc hội đã tiến hành nhiều hoạt động giám sát và đã ban hành nhiều kết luận, kiến nghị giám sát nhưng có không ít kết luận giám sát không được thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy, cần có những giải pháp, cơ chế tăng cường đôn đốc giám sát việc thực hiện các kết luận giám sát này.

ĐBQH PHẠM THỊ THANH MAI: CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HĐND NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

CẦN QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUY TRÌNH GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Qua 8 năm triển khai thi hành, các quy định của Luật đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ và toàn diện phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn triển khai thực hiện Luật cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Do đó, dự án Luật đã được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (tháng 10/2024).

Quan tâm tới dự án Luật, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Đặng Đình Luyến cho biết, những năm qua, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã tiến hành nhiều hoạt động giám sát như tổ chức các đoàn giám sát chuyên đề, giám sát văn bản, tổ chức phiên giải trình, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân,…. và đã ban hành nhiều kết luận, kiến nghị giám sát (kết luận giám sát). Thực tiễn cho thấy, có nhiều kết luận giám sát được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện, nhưng có không ít kết luận giám sát không được thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy, chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp, cơ chế tăng cường đôn đốc giám sát việc thực hiện các kết luận giám sát này.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Đặng Đình Luyến

Hiện nay, việc thực hiện các kết luận giám sát được quy định tại các khoản 1, 4 Điều 7; các khoản 1, 3 Điều 89 và khoản 1 Điều 90 tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật nhận thấy, luật hiện hành đã có một số quy định về bảo đảm thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải thực hiện. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì có quyền xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý,..

Hoàn thiện pháp luật về việc thực hiện kết luận giám sát

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Đặng Đình Luyến, để tạo thuận lợi cho các cơ quan của Quốc hội áp dụng trong triển khai thực hiện, cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể hơn các điều khoản trên vào trong dự thảo Luật hoặc trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

Theo đó, tại khoản 4 Điều 7 luật hiện hành, cần quy định cụ thể thế nào là “hành vi cản trở” việc thực hiện kết luận giám sát, quy định rõ cản trở việc thực hiện kết luận giám sát đến mức độ nào thì bị xử lý. Việc pháp luật quy định cụ thể hơn về hành vi cản trở là cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng. Ngoài trường hợp không thực hiện kết luận giám sát, chuyên gia đề nghị bổ sung vào dự thảo luật các trường hợp khác như cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện đầy đủ kết luận giám sát hoặc thực hiện không đúng nội dung kết luận giám sát, thực hiện một cách hình thức,… cũng bị xem xét xử lý trách nhiệm.

Cùng với đó cần quy định rõ các hình thức xử lý như tùy theo tính chất, mức độ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý kỷ luật; cá nhân vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi hoàn, bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật kiến nghị quy định cụ thể về thời gian đăng tải kết luận giám sát và kết quả thực hiện kết luận giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội lên cổng thông tin điện tử hoặc phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và Nhân dân được biết. Đồng thời quy định cụ thể thẩm quyền của các cơ quan của Quốc hội xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu, kiến nghị của kết luận giám sát; cần quy định những thẩm quyền cụ thể vào dự thảo Luật để tạo thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn.

Đồng thời, bổ sung vào dự thảo Luật quy định “Kết luận giám sát phải bám sát các yêu cầu, nội dung giám sát; phải đánh giá những kết quả đã làm được; những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của hạn chế, bất cập; thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập, trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát và báo cáo kết quả thực hiện kết luận giám sát với Cơ quan chủ trì giám sát và các cơ quan có liên quan đúng quy định.” Việc bổ sung quy định trên sẽ là cơ sở cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội ban hành kết luận giám sát và theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện kết luận giám sát.

Đoàn giám sát của Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”

Xây dựng cơ chế nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận giám sát

Để bảo đảm các kết luận giám sát được thực hiện nghiêm chỉnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp Luật Đặng Đình Luyến cho rằng, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội cần phối hợp chặt chẽ với nhau và phối hợp với các cơ quan khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí, nhân dân... để theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận giám sát.

Các cơ quan của Quốc hội đăng tải kết luận giám sát lên trang thông tin điện tử của Quốc hội và phương tiện thông tin đại chúng phù hợp để mọi cơ quan, tổ chức, người dân theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận giám sát. Nếu chủ thể chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với yêu cầu, nội dung của kết luận giám sát thì tiếp tục đăng tải vấn đề này lên trang thông tin điện tử của Quốc hội hoặc lên phương tiện thông tin đại chúng phù hợp. Biện pháp này sẽ huy động được nhiều người tham gia theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận giám sát và sẽ mang lại hiệu ứng tác động tích cực.

Ngoài ra, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có thể tổ chức phiên giải trình yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó làm rõ trách nhiệm hoặc giao cho thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chất vấn người có trách nhiệm hoặc kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cần bảo đảm về nhân lực, tài chính, thông tin, phương tiện, cơ sở vật chất cho các cơ quan của Quốc hội và bộ máy giúp việc; tăng cường bộ máy giúp việc, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm để theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận giám sát. Đồng thời, cần xây dựng một cơ chế ràng buộc trách nhiệm thực hiện các kết luận  giám sát. Cơ chế này quy định rõ trách nhiệm các chủ thể giám sát trong việc đảm bảo tính khả thi, sát thực, hợp lý khi ban hành kết luận giám sát và việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận giám sát; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận giám sát. /.

Minh Thành