Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f12e66a1-f961-90f0-dd35-d04992007718.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

THẢO LUẬN TỔ 13: TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

19/06/2024

Chiều 19/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, thảo luận tại Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang), về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để nâng cao hiệu quả công tác này trong thực tiễn; khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập đang tồn tại, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trong tình hình mới.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC CẦN CƠ CHẾ HỖ TRỢ, ƯU ĐÃI PHÙ HỢP

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 13

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13.

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm 09 chương, 65 điều. Về nội dung, dự thảo Luật bổ sung quy định về phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động cứu nạn, cứu hộ để cụ thể hoá và thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bổ sung và quy định bao quát hơn các nội dung có liên quan đến quản lý về phòng cháy, chữa cháy đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, dự thảo Luật cũng kế thừa, bổ sung các quy định để khắc phục những vướng mắc, bất cập và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về hoạt động phòng cháy, trong đó bổ sung quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và nâng cao hơn nữa yêu cầu, trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện có liên quan đến cháy, nổ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận tại Tổ 13

Phát biểu thảo luận, đa số ý kiến đại biểu tán thành việc xây dựng và ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm thể chế đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH); luật hoá những quy định hiện hành và bổ sung quy định đầy đủ, toàn diện về hoạt động CNCH mà lực lượng PCCC và CNCH đang được giao đảm nhiệm nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để nâng cao hiệu quả công tác này trong thực tiễn; khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập đang tồn tại, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH trong tình hình mới.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, việc xây dựng và ban hành dự án luật dựa trên đầy đủ các căn cứ về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và yêu cầu thực tiễn đặt ra. “Việc xây dựng luật lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”, đại biểu nhấn mạnh.

 Đại biểu Nguyễn Thị Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đại biểu cho biết, việc bổ sung phạm vi điều chỉnh, quy định về hoạt động cứu nạn, cứu hộ đối với những nội dung như dự thảo là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Theo đại biểu, thực tiễn cho thấy, hoạt động phòng cháy, chữa cháy luôn gắn liền với hoạt động cứu nạn, cứu hộ, vì vậy dự thảo dành hẳn 1 chương gồm 07 điều quy định về cứu nạn, cứu hộ.

Cho rằng, quy định tại dự thảo đã có sự phân định rõ sự về phạm vi hoạt động cứu hộ, cứu nạn, đại biểu lưu ý, hoàn toàn không có sự trùng lắp, chồng chéo với phạm vi điều chỉnh tại dự án Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Phòng thủ dân sự.

Ngoài ra, đại biểu cũng đồng tình với việc bổ sung quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về phòng cháy và để nâng cao hơn nữa trách nhiệm trọng việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và các thiết bị điện liên quan đến cháy, nổ.

Đại biểu Lê Minh Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang

Đồng tình với sự cần thiết ban hành luật, đại biểu Lê Minh Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có vai trò rất là quan trọng; bảo vệ tính mạng, tài sản Nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp,… Chính vì vậy, cần phải có hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện.

Theo đại biểu vấn đề quan trọng là phòng ngừa, do đó, cần tập trung đánh giá vào vấn đề liên quan đến phòng ngừa rủi ro. Trong đó, cần phân tích rõ khu vực nào, đối tượng nào có nguy cơ cao, dễ có nguy cơ xảy ra cháy, nổ hay các sự cố dẫn đến phải cứu nạn, cứu hộ. Từ đó, chủ động đưa ra các quy định, giải pháp để phòng ngừa từ sớm từ xa.

“Ngoài ra, cũng cần tổng kết, xem xét lại thời gian vừa qua nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vụ cháy nổ, sự cố. Từ đó, đánh giá tính chất, nếu là những nội dung cần sự quan tâm, nên đưa vào điều chỉnh, vừa phòng ngừa vừa bố trí những điều kiện hạn chế rủi ro…”, đại biểu tỉnh Hậu Giang lưu ý.

Đại biểu Trần Thị Vân – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh

Quan tâm tới quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các tổ chức thành viên của Mặt trận (Điều 8), đại biểu Trần Thị Vân – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho biết: Tại Điều 8, có quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; vận động, giám sát, phản biện xã hội việc thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ giải quyết hậu quả sau các vụ cháy, sự cố, tai nạn.”

Đại biểu cho rằng “giải quyết hậu quả” là động từ xử lý một vấn đề đang khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, đặt cụm từ “giải quyết hậu quả” vào trường hợp hỗ trợ này là không phù hợp. MTTQ chỉ có thể hỗ trợ khắc phục hậu quả một phần nào đó của vụ cháy, sự cố, tai nạn chứ không thể giải quyết được. Vì vậy, đề nghị sửa cụm từ “giải quyết” thành “khắc phục”. Đồng thời, bổ sung thêm trách nhiệm “xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”

Đối với quy định về phòng cháy đối với nhà ở (Điều 17), theo đại biểu, Việt Nam là một đất nước có hoạt động tín ngưỡng đa dạng, vì vậy việc đốt vàng mã tại nhà ở là việc không thể tránh khỏi, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ. Hiện nay, pháp luật chỉ có quy định cấm đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư còn các loại hình nhà ở khác thì chưa có quy định cụ thể.

 Vì vậy, nhằm nâng cao công tác phòng cháy đối với nhà ở đại biểu đề nghị bổ sung nội dung “nơi đốt vàng mã” vào điểm a, khoản 1 Điều 17 để phù hợp hơn. Sau khi bổ sung thành:“Hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng, nơi đốt vàng mã phải bảo đảm an toàn phòng cháy; chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; có giải pháp thoát nạn; chuẩn bị thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế để sẵn sàng chữa cháy, thoát nạn;”, đại biểu cho biết.

Các vị đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang tham dự phiên thảo luận

Cũng tại phiên thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Phòng không nhân dân (PKND), các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về PKND, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động PKND, quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không. Đồng thời, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, các đại biểu tập trung cho ý kiến về: Phạm vi điều chỉnh của Luật; trọng điểm phòng không nhân dân; lực lượng thực hiện nhiệm vụ PKND; huy động lực lượng PKND; thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; đăng ký, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;…

***Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận tại Tổ 13:

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận tại Tổ 13

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh

 Đại biểu Nguyễn Thị Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Đại biểu Lê Minh Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang

Các vị đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang tham dự phiên thảo luận

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Các vị đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tham dự phiên thảo luận Tổ

Thảo luận tại Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang), về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Dự án Luật Phòng không nhân dân./.

Lê Anh - Phạm Thắng

Các bài viết khác