Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ab4c66a1-79dd-90f0-dd35-de6cafa86ebb.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LƯƠNG VĂN HÙNG: TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN

09/06/2024

Góp ý vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), đại biểu Lương Văn Hùng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc sửa đổi Luật Công đoàn lần này nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, tiếp cận và xử lý các vấn đề mới phát sinh, tạo cơ sở cho sự đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời sửa đổi Luật Công đoàn để tạo cơ sở pháp lý vững chắc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn, bảo vệ tốt đoàn viên, người lao động và đặc biệt là đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở.

ĐỢT 1 KỲ HỌP THỨ 7 QUỐC HỘI KHÓA XV: PHÁT HUY TINH THẦN LÀM VIỆC NGHIÊM TÚC VÀ TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT

Theo dự kiến Chương trình đợt 2 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 18/6 tới, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Góp ý vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), đại biểu Lương Văn Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi thống nhất cao về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 để tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn để phù hợp, tương thích với các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp và cảc văn bản pháp luật có liên quan; xác định rõ vị trí, chức năng, quyền và cơ chế đảm bảo để công đoàn thực hiện tốt chức năng trong thời kỳ mới”; và Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Đại biểu Lương Văn Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi 

Đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Luật Công đoàn lần này nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, tiếp cận và xử lý các vấn đề mới phát sinh, tạo cơ sở cho sự đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời sửa đổi Luật Công đoàn để tạo cơ sở pháp lý vững chắc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn, bảo vệ tốt đoàn viên, người lao động và đặc biệt là đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở. Luật Công đoàn (sửa đổi) phải được xây dựng phù hợp với Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành. Luật Công đoàn là đạo luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội, chủ yếu là quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước, với người sử dụng lao động và thành viên của tổ chức Công đoàn.

Trên cơ sở kế thừa Luật Công đoàn 2012, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 06 chương, 36 điều (sửa đổi, bổ sung 32 điều; thêm mới 4 điều; bỏ 01 điều so với Luật Công đoàn 2012).

Cần bổ sung một số chức năng cho tổ chức Công đoàn

Về khái niệm “Công đoàn Việt Nam”, đại biểu Lương Văn Hùng nhận thấy, Điều 1 dự thảo Luật quy định về “Công đoàn Việt Nam” theo cách liệt kê, chưa bao quát và chưa phù hợp với quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 2013 và quan điểm của Đảng nêu tại Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Theo đó, đại biểu đề nghị cần bổ sung một số chức năng cho tổ chức Công đoàn như: chủ trì giám sát và phản biện xã hội và viết lại Điều 1 như sau:

“Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân và người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; chủ trì giám sát và phản biện xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, tham gia các phong trào thi đua góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Công đoàn được đại diện cho tập thể và cá nhân người lao động để khởi kiện Tòa án theo yêu cầu của người lao động

Quan tâm đến vấn đề Công đoàn bảo vệ người lao động và cán bộ công đoàn, khoản 9 và khoản 10 Điều 11 dự thảo Luật quy định: Công đoàn được đại diện cho tập thể và cá nhân người lao động khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là các vụ việc bảo vệ quyền lợi người lao động khi bị doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, đại biểu Lương Văn Hùng cho rằng, quy định nêu trên là chưa rõ, tính khả thi thấp. Vì khái niệm đại diện cho tập thể và cá nhân người lao động chưa được hiểu một cách thống nhất, thủ tục cử đại diện như thế nào? Trong thực tế, khi khởi kiện thì Tòa án yêu cầu tổ chức Công đoàn thực hiện việc đại diện phải có hợp đồng ủy quyền mà doanh nghiệp có cả nghìn người lao động thì việc ủy quyền như thế nào? Trong cả nghìn lao động đó có vài người không muốn khởi kiện sẽ ra sao?

Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của chế định trên, đại biểu đề nghị sửa đổi khoản 9 và khoản 10 Điều 11 dự thảo Luật theo hướng: Công đoàn được đại diện cho tập thể và cá nhân người lao động để khởi kiện Tòa án theo yêu cầu của người lao động, tức là chỉ cần có đơn yêu cầu mà không cần hợp đồng, giấy ủy quyền có công chứng… Đồng thời, quy định công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền đại diện khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cán bộ công đoàn cơ sở khi cán bộ công đoàn bị người sử dụng lao động sa thải trái pháp luật.

Cần quy định chặt chẽ chức năng giám sát của công đoàn

Về chức năng giám sát của công đoàn, Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặn trận Tổ quốc Việt Nam quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn là chủ trì giám sám, phản biện xã hội đối với các vấn đề liên quan trực tiếp đoàn viên, người lao động.

Do đó, đại biểu Lương Văn Hùng đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 16 của dự thảo Luật như sau: Công đoàn các cấp chủ trì thực hiện giám sát hoặc tham gia, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn.

Đại biểu Lương Văn Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi 

Còn khoản 3 Điều 16 dự thảo Luật quy định: “Công đoàn thực hiện giám sát theo các hình thức: tổ chức đoàn giám sát; tổ chức đối thoại; tổ chức lấy ý kiến người lao động, đoàn viên công đoàn; thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật” chưa phù hợp với quy định của Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặn trận Tổ quốc Việt Nam”.

Do đó, đại biểu đề nghị sửa đổi lại như sau: “Công đoàn thực hiện giám sát theo các hình thức: tổ chức đoàn giám sát; thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia giám sát với các cơ quan có thẩm quyền và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.

Cần quy định cụ thể vấn đề bảo vệ cán bộ Công đoàn cơ sở

Liên quan đến vấn đề bảo vệ cán bộ Công đoàn cơ sở được quy định tại Điều 28 của dự thảo, đại biểu cho biết, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhấn mạnh: “Sớm bổ sung cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở”.

Luật Công đoàn hiện hành có quy định: “Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành (BCH) Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn cấp trên”. Tuy nhiên, đại biểu nhận thấy, người trong BCH Công đoàn cơ sở đều là nhân viên của doanh nghiệp. Do đó, nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp muốn sa thải Chủ tịch Công đoàn cơ sở chỉ cần tổ chức lấy ý kiến BCH Công đoàn cơ sở công ty. Trong khi đó, BCH Công đoàn cơ sở đa số là người của Công ty nên đồng ý sa thải chính Chủ tịch Công đoàn cơ sở.

Vì vậy, đại biểu Lương Văn Hùng đề nghị sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 28 của dự thảo Luật như sau: “Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của BCH Công đoàn cấp trên trực tiếp”.

Còn khoản 3 Điều 28 của dự thảo Luật quy định: “Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị đơn vị sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.

Theo đại biểu, quy định như trên chưa thể bảo vệ được cán bộ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Vì để xác định như thế nào là “trái pháp luật” trong trường hợp cán bộ công đoàn không chuyên trách bị đơn vị sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải để Công đoàn yêu cầu cơ quan Nhà nước can thiệp là rất khó khăn. Hơn nữa dự thảo Luật chỉ quy định “Công đoàn”, đại biểu băn khoăn quy định như vậy có thể hiểu là Công đoàn nào? Công đoàn cơ sở hay công đoàn cấp trên trực tiếp?

Do đó, đại biểu Lương Văn Hùng cho rằng, cần phải quy định cụ thể hơn trong dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi./.

Bích Ngọc - Nghĩa Đức

Các bài viết khác