Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: fa5566a1-79ca-90f0-19a0-5e9b6337d45c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: TIẾP TỤC RÀ SOÁT THỂ CHẾ, TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

28/05/2024

Trao đổi bên lề nghị trường trước thềm phiên thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội diễn ra vào ngày mai (29/5), đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương băn khoăn mặc dù thời gian qua, chúng ta đã rất nỗ lực đề ra các giải pháp để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn cao. Cho rằng đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ, đại biểu đề nghị trước tiên cần tiếp tục rà soát thể chế, sửa đổi, bổ sung cho kịp thời để tháo gỡ những điểm nghẽn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

ĐBQH NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN: CẦN CÓ GIẢI PHÁP CĂN CƠ VÀ LÂU DÀI ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TIẾP TỤC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày mai (29/5), Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Trước thềm phiên thảo luận, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương về các nội dung liên quan đến các Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Kết quả thực hiện kinh tế - xã hội được thể hiện rõ ràng, đầy đủ

Phóng viên: Ngày mai (29/5), Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. Qua nghiên cứu Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu đánh giá thế nào về các báo cáo này?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Báo cáo của Chính phủ đã thể hiện đầy đủ những nội dung cần thiết.

Theo đó, trong Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2023, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tôi nhận thấy, ngoài nêu bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chính phủ còn phân tích rõ những nguyên nhân khiến cho một số chỉ tiêu, dù đã rất nỗ lực, chúng ta vẫn không đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm được phản ánh trong Báo cáo rõ ràng, rành mạch. Những nội dung về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí đều chi tiết và khoa học.

Rà soát thể chế để tháo gỡ các điểm nghẽn

Phóng viên: Liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024, đại biểu quan tâm đến nội dung nào và đề xuất, kiến nghị gì để từ nay đến cuối năm tập trung triển khai thực hiện và đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi quan tâm đến chỉ tiêu tăng trưởng GDP những tháng đầu năm 2024. Đây là con số thể hiện khá rõ “sức khỏe” của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn đang chịu sự tác động lớn bởi sự phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới.

Theo đó, tăng trưởng GDP Quý I/2024 ước tính 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của Quý I các năm 2020, 2021, 2022 và 2023, tăng hơn so với kịch bản điều hành của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Đây là điểm sáng trong bức tranh kinh tế ở giai đoạn hiện tại đang tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức.

Bên cạnh đó, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến 30/04/2024 đã đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023. Điều này thể hiện rõ sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các địa phương ngay từ những tháng đầu năm nay.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Tuy nhiên, tôi cũng rất chú ý đến số liệu: Trong 4 tháng đầu năm, có hơn 86,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là vấn đề rất đáng suy nghĩ. Đặc biệt, những doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là những doanh nghiệp đã từng có đóng góp cho ngân sách, cho sự tăng trưởng GDP của quốc gia. Những doanh nghiệp mới thành lập cũng rất đáng trân trọng, nhưng là những doanh nghiệp chưa kịp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới có tương đương (hoặc có thể nhiều hơn) số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhưng những “hao hụt” về kinh tế khi có nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh là điều nhìn thấy rõ.

Vì sao thời gian qua, chúng ta đã rất nỗ lực đề ra các giải pháp để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn cao? Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ, trước tiên là việc tiếp tục rà soát thể chế, sửa đổi bổ sung cho kịp thời để tháo gỡ những điểm nghẽn, những quy định bất hợp lý. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là về những thủ tục pháp lý, những ưu đãi theo quy định để doanh nghiệp có thêm những điều kiện thuận lợi để phát triển.

Còn tồn tại phổ biến tâm lý nể nang, “dĩ hòa vi quý” nơi công sở

Phóng viên: Liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời gian qua, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đã chỉ rõ, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: “Tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ dẫn đến trì trệ, kém hiệu quả trong hoạt động điều hành của bộ máy nhà nước ở một số cơ quan, tổ chức mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng chậm được khắc phục”. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào và có kiến nghị gì để khắc phục tình trạng nêu trên?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi nhất trí với nhận định trên trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội. Đây không phải là tình trạng mới xuất hiện.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Trong những năm gần đây, chúng ta đã nói rất nhiều đến tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Các đại biểu Quốc hội cũng đã thảo luận, đề ra nhiều giải pháp nhưng dường như tình trạng này chưa được cải thiện mà còn có chiều hướng gia tăng. Đây là tình trạng rất đáng báo động. Hệ quả xấu của nó không những là sự lãng phí thời gian, sự đầu tư cho công việc, mà còn làm giảm năng suất lao động trong khu vực công, tạo sự trì trệ, ảnh hưởng đến đạo đức công vụ, hiệu quả công việc…

Tôi cho rằng, để giải quyết dứt điểm tình trạng này, rất cần có sự thay đổi trong đánh giá công chức, viên chức hàng năm để thực hiện tốt mọi quy định của pháp luật về khen thưởng, kỷ luật và tinh giản biên chế. Mọi quy định chúng ta đã có đầy đủ, nhất là quy định về đánh giá, xếp loại Đảng viên hàng năm, đánh giá công chức, viên chức.

Nhưng nhìn chung, tâm lý nể nang, “dĩ hòa vi quý” nơi công sở vẫn tồn tại phổ biến khiến việc nêu rõ, đánh giá rõ năng lực, thái độ thực thi công vụ của công chức, viên chức chưa thực sự chính xác.

Cho nên, có thể nêu ra hiện tượng “né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức một cách chung chung chứ khó chỉ ra từng cá nhân vi phạm. Điều này khiến cho tình trạng nói trên còn tồn tại.                                                          

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu./.

Bích Ngọc - Phạm Thắng

Các bài viết khác