Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f27c66a1-29e6-90f0-dd35-d15124991c16.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU ÂU THỊ MAI: XEM XÉT, BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

25/05/2024

Đại biểu Âu Thị Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang kiến nghị Chính phủ xem xét, bổ sung đối tượng được vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đối với hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số sinh sống ở xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đảm bảo phù hợp với đối tượng thụ hưởng quy định tại mục b, điểm 3, Điều 1 của Nghị quyết 88/2019/QH14.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 25/05: QUỐC HỘI GIÁM SÁT TỐI CAO VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 43/2022/QH15 VỀ PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KT-XH, MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Quang cảnh phiên họp sáng 25/5.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Các cơ chế đặc thù được Quốc hội thông qua đã phát huy hiệu quả

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đại biểu Âu Thị Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang bày tỏ cơ bản thống nhất với báo cáo kết quả của Đoàn giám sát. Nghị quyết số 43/2022/QH15 là Nghị quyết đúng đắn, kịp thời được ban hành và tổ chức thực hiện trong bối cảnh đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 đang diễn ra và tác động tiêu cực đến đời sống người dân, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, việc làm, sinh kế của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc chủ động kịp thời của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43 đã được tiến hành hết sức khẩn trương, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19, đưa đời sống nhân dân trở lại trạng thái bình thường, thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Đại biểu Âu Thị Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang.

Qua 2 năm triển khai thực hiện nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43 cơ bản hoàn thành. Đặc biệt, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02%, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả kịp thời, như chính sách tín dụng qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, giảm thuế suất giá trị gia tăng đã góp phần hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Các cơ chế đặc thù được Quốc hội thông qua đã phát huy hiệu quả, tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương, rút ngắn thời gian thực hiện, thúc đẩy tiến độ giải ngân, phát huy hiệu quả dự án đầu tư.

Vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện nghị quyết còn không ít tồn tại, hạn chế, như một số chính sách thực hiện không đạt mục tiêu đề ra, như chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua các hệ thống ngân hàng thương mại. Chính sách hỗ trợ người người dân, người lao động tại một số địa phương còn chậm, lúng túng. Việc thẩm định và giải quyết chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng gặp nhiều khó khăn. Việc mua sắm, cung ứng thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế cho nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn các dự án đầu tư không đảm bảo thời hạn theo quy định 2 năm 2022, 2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã phải cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn chương trình.

Những tồn tại, hạn chế báo cáo giám sát giám sát đã phân tích, đánh giá toàn diện các mặt, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhưng theo đại biểu Âu Thị Mai tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu:

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 biến động mạnh, phức tạp, khó lường, nghị quyết được xây dựng và ban hành rất khẩn trương trong thời gian ngắn nên công tác dự báo khó đảm bảo tính chính xác trong điều kiện phải thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn và kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; các chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội có quy mô lớn, triển khai trên phạm vi toàn quốc; ban hành nhiều chính sách, đối tượng thụ hưởng đa dạng trong khi cơ sở dữ liệu để quản lý còn bất cập, chưa hoàn thiện cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả các chính sách.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn cụ thể một số chính sách có quy định chưa rõ, chưa thống nhất dẫn đến các địa phương phải xin ý kiến hoặc đề nghị được hướng dẫn mới triển khai thực hiện, mặt khác tổ chức thực hiện các chính sách vẫn theo quy trình, thủ tục trong điều kiện bình thường, trong khi yêu cầu đặt ra hết sức khẩn trương, sớm đưa nguồn lực đến đối tượng, tránh thất thoát, tiêu cực dẫn đến chậm trễ trong ban hành chính sách, phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến kết quả chung.

Công tác dự báo, tổng hợp, rà soát, đề xuất danh mục mức vốn các dự án đầu tư sử dụng vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa bám sát thực tiễn, dẫn đến phải điều chỉnh và chậm trễ trong triển khai thực hiện các dự án.

Bên cạnh đó, tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức trong thực thi công vụ dẫn đến giải quyết công việc chưa hiệu quả, một số doanh nghiệp thuộc đối tượng nhưng có tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra tăng chi phí phát sinh thủ tục.

Xem xét, bổ sung đối tượng được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đại biểu Âu Thị Mai thống nhất với các đề xuất của Đoàn giám sát cũng như các nội dung đã đề ra trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội, đồng thời kiến nghị một số nội dung như sau:

Đối với Quốc hội: Tiếp tục cho phép thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 với điều kiện vay dễ định lượng hoặc giao lại cho Ngân hàng thương mại thẩm định và chịu trách nhiệm về điều kiện vay, để thạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Đối với Chính phủ: Xem xét, bổ sung đối tượng được vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đối với hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số sinh sống ở xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đảm bảo phù hợp với đối tượng thụ hưởng quy định tại mục b, điểm 3, Điều 1 của Nghị quyết 88/2019/QH14. Đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP đề nghị bổ sung quy định ưu đãi cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp thuê.

Đối với các Bộ, ngành trung ương: Khẩn trương thực hiện các giải pháp tháo gỡ rào cản về pháp lý, thủ tục hành chính chưa thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đột phá, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế gắn với phục hồi nhanh và phát triển bền vững; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, khắc phục những bất cập, hạn chế như trong báo cáo giám sát đã nêu.

Đối với các địa phương: Đẩy nhanh thực hiện và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai; nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; đảm bảo hoàn thành các dự án và bàn giao đưa vào sử dụng có hiệu quả các công trình, dự án. Triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kết nối Ngân hàng- Doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân, doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh theo quy định./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác