Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: eab566a1-5975-90f0-dd35-d5a0daf0e67d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÝ THỊ LAN: CẦN CÓ Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TRƯỚC KHI THỰC HIỆN HỦY TÀI LIỆU

28/03/2024

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đại biểu Lý Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho rằng, các cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử thường không có người làm lưu trữ chuyên trách, nên trước khi hủy tài liệu cần có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý cấp trên để tránh trường hợp việc hủy tài liệu khi tài liệu vẫn còn giá trị.

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH LẦN THỨ 5, NHIỆM KỲ XV THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG DỰ ÁN LUẬT LƯU TRỮ (SỬA ĐỔI)

Toàn cảnh hội nghị

Tham gia đóng góp ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đại biểu Lý Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang bày tỏ đồng tình với dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trình tại hội nghị. Sau kỳ họp thứ 6 với nhiều ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ và toàn diện.

Góp ý về các hành vi nghiêm cấm quy định tại Điều 8, đại biểu cho rằng, ngoài 5 hành vi bị nghiêm cấm trong dự án luật đã quy định, có thể xuất hiện các hành vi khác mà dự án luật chưa được quy định cụ thể, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định thành một khoản trong Điều 8, cụ thể là khoản 6 “các hành vi khác gây thiệt hại, ảnh hưởng đến tài liệu lưu trữ".

Đại biểu Lý Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang 

Về hủy tài liệu lưu trữ tại Điều 16, điểm b khoản 3 Điều 16 dự thảo quy định: "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử quyết định hủy tài liệu giá trị theo quy định". Đại biểu đề nghị bổ sung và sửa thành "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử quyết định hủy tài liệu hết giá trị sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp".  Theo đại biểu, các cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử thường không có người làm lưu trữ chuyên trách, nên trước khi hủy tài liệu cần có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý cấp trên để tránh trường hợp việc hủy tài liệu khi tài liệu vẫn còn giá trị.

Về cơ quan, tổ chức nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước tại Điều 18, điểm d khoản 2 Điều 18 dự thảo quy định: "Cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức trực thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức của trung ương được tổ chức hoạt động theo ngành dọc ở cấp tỉnh, cấp huyện; doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập".

Qua thực tiễn địa phương, đại biểu cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp, như viễn thông tỉnh, bưu điện tỉnh, công ty điện lực tỉnh, những doanh nghiệp này có phải là cơ quan, tổ chức của trung ương được tổ chức hoạt động theo ngành dọc ở cấp tỉnh hay không? Nếu không thì dự thảo luật cần sửa lại để quy định những đơn vị nêu trên thuộc trường hợp nộp lưu trữ tài liệu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, bởi các doanh nghiệp này không phải là doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

Tại Điều 3 áp dụng Luật Lưu trữ và pháp luật có liên quan, khoản 4 dự thảo luật quy định: "Tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng quyết định việc áp dụng quy định của luật này đối với lưu trữ tài liệu lưu trữ tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này.” Đại biểu đề nghị nội dung này tách thành 2 đoạn cho rõ nghĩa và sửa thành "Tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng quyết định việc áp dụng quy định của luật này đối với Luật Lưu trữ tài liệu. Việc lưu trữ tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này.”

Tại Điều 5 chính sách về nhà nước lưu trữ, khoản 3 dự thảo quy định "3. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực lưu trữ chuyên nghiệp, phục vụ, đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực lưu trữ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thực hiện hoạt động lưu trữ". Đại biểu đề nghị xem xét làm rõ thêm việc quy định cụm từ "phục vụ", vì hiện nay nếu đọc dự thảo thấy nội dung chưa được cụ thể và hiểu được ý nghĩa của việc quy định cụm từ, nên khi triển khai thực hiện luật trong thực tiễn thì sẽ có nhiều cách hiểu và sẽ khó khăn trong việc áp dụng.

Tại Điều 5 khoản 5 dự thảo quy định: "Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư kinh doanh dịch vụ lưu trữ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ". Tuy nhiên, tại khoản 6 dự thảo lại quy định: "Việc hợp tác quốc tế toàn diện về lưu trữ"; điểm d khoản 2 Điều 63 dự thảo quy định nội dung hợp tác về lưu trữ, gồm phối hợp với cơ quan, tổ chức nước ngoài tổ chức triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ về Việt Nam. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung thêm trường hợp "tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, cá nhân nước ngoài góp vốn đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong nước trong hoạt động kinh doanh lưu trữ” cho đầy đủ.

Ngoài ra, Điều 28 về thu nộp tài liệu giấy, đại biểu đề nghị sửa cụm từ "ghi số bút lục" tại điểm c khoản 2 Điều 28 thành "đánh số tờ", bởi vì sử dụng cụm từ "đánh số tờ" tạo được sự thống nhất với quy định về lập hồ sơ giấy tại khoản 4 Điều 29 Nghị định số 30 của Chính phủ về công tác văn thư. Hơn nữa, sử dụng cụm từ "đánh số tờ" sẽ dễ hiểu và đã rất quen thuộc trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ trong nhiều năm qua.

Đại biểu cũng đề nghị xem xét bỏ cụm từ "còn phải" tại khoản 5 Điều 38, vì quy định như vậy không mang tính chất quy định bắt buộc thực hiện. Vì vậy, việc quy định tại văn bản quy phạm pháp luật là không phù hợp. Do đó, có thể chỉnh sửa lại như sau: "Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt được quản lý, sử dụng và phát huy giá trị theo quy định của luật này". Trường hợp được công nhận ghi danh là "bảo vật quốc gia" hoặc danh hiệu khác theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì quản lý, sử dụng và phát huy giá trị theo quy định của luật này và theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Minh Hùng

Các bài viết khác