Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 871a52a1-199a-90f0-dd35-d26dad291b43.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TUẤN ANH: CẦN BỔ SUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN VÀ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

24/11/2023

Góp ý dự thảo Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đề nghị cần rà soát quy định của pháp luật có liên quan và lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào dự thảo để góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Việt Nam về phát triển bền vững giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới.

GÓC NHÌN: HOÀN THIỆN VÀ ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT ĐƯỜNG BỘ TRONG BỐI CẢNH MỚI

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: LÀM RÕ CHỨC NĂNG, THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ, ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

Về chính sách phát triển đường bộ, khoản 3, Điều 5 dự thảo Luật quy định về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, giao thông thông minh, ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng…Tuy nhiên, chưa đề cập đến các chính sách phát triển phương tiện giao thông và hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với định hướng giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải. Trao đổi với đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội.

 Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội

Phóng viên: Thưa đại biểu, với định hướng giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan, trong đó có ngành giao thông vận tải theo cam kết của Việt Nam tại Cop 26, đại biểu thấy rằng các chính sách phát triển đường bộ đã đồng bộ hoá với Luật Bảo vệ môi trường hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh: Tôi nhận thấy hồ sơ dự án Luật đã chuẩn bị công phu, nghiêm túc, nhưng dự thảo Luật Đường bộ hiện đang thiếu quy định liên quan đến lĩnh vực môi trường và biến đổi khi hậu (trong ngành giao thông vận tải). Việc chưa quy định nội dung nêu trên là không đồng bộ với pháp luật Bảo vệ môi trường, cũng như không bảo đảm thực hiện được cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Quyết định số 876/QĐ-TTg năm 2022 của TTCP.

Về chính sách phát triển đường bộ, khoản 3, Điều 5 dự thảo Luật quy định về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, giao thông thông minh, ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng…Tuy nhiên, chưa đề cập đến các chính sách phát triển phương tiện giao thông và hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với định hướng giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải. Chẳng hạn như: Chính sách khuyến khích, ưu tiên sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; hạ tầng đường bộ cung cấp, sử dụng năng lượng xanh hoặc các quy định về xây dựng chính sách áp dụng các tiêu chuẩn tiêu hao nhiên liệu và định mức phát thải trong ngành GTVT.

Theo tôi, rất cần thiết phải bổ sung những chính sách này vào dự thảo Luật, bởi tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050, theo đó các chính sách về chuyển đổi năng lượng nói chung và trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng đã được ban hành. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 876 của Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, trong đó đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2030.

Phóng viên: Thưa đại biểu, vậy cần nghiên cứu bổ sung quy định về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực giao thông đường bộ theo hướng như thế nào?

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh: Tôi đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm một khoản 4 tại Điều 5 theo hương “Ưu tiên thu hút các nguồn lực cho đầu tư sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ, trang thiết bị, hệ thống hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện, năng lượng xanh phù hợp với lộ trình giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi năng lượng của quốc gia ”.  Đồng thời, bổ sung, sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau: “Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; quy định giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu cho các phương tiện giao thông đường bộ; ưu tiên chuyển đổi và phát triển phương thức vận tải hành khách từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng”.

Phóng viên: Vậy theo đại biểu việc khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường cần quy định theo hướng nào trong dự thảo Luật Đường bộ

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh: Về khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong xây dựng hạ tầng đường bộ (Điều 48, 49) dự thảo Luật, hiện nay nước ta đang có nhu cầu rất lớn về vật liệu xây dựng phục vụ đắp nền đường các dự án cao tốc và dự án giao thông trọng điểm quốc gia. Chỉ tính riêng nhu cầu về vật liệu đất đắp nền đường tại dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 ước khoảng 72 triệu m3, giai đoạn 2 (2021-2025) ước tính khoảng 59,5 triệu m3. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức cát, sỏi, đất đắp… cũng gây ảnh hưởng lớn như sạt lở bờ sông, hạ thấp đáy sông, gây nhiều hệ lụy, đặc biệt đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là nội dung mà ĐBQH đoàn Long An đã kiến nghị trong kỳ họp trước. Trong khi đó, có rất nhiều nguồn vật liệu, phế liệu từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp… có khả năng thay thế các nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng truyền thống, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các loại tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 64 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, sử dụng vật liệu không nung và vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng”. 

Trên cơ sở đó, tôi đề nghị, bổ sung vào Điều 48, 49 của dự thảo Luật nội dung như sau: “Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường nhằm thay thế các loại vật liệu truyền thống như cát, sỏi, đá… đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các loại tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sạt lở bờ sông, hạ thấp đáy sông đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững”. Việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất là rất quan trọng nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường nói chung và giảm phát thải khí nhà kính nói riêng. Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Việt Nam về phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới,  cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát quy định của pháp luật có liên quan và lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào dự thảo Luật.  

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

 

Hải Yến

Các bài viết khác