Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f81f52a1-6923-90f0-19a0-5ad89afddef0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM TRỌNG NGHĨA: MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÒA ÁN CẦN ĐỔI MỚI MỘT CÁCH THỰC CHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ THẨM QUYỀN

23/11/2023

Tham gia đóng góp ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa, đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn bày tỏ nhất trí cao với việc đổi mới mô hình tổ chức của Tòa án, tuy nhiên, việc đổi mới phải là đổi mới thực chất trong tổ chức, hoạt động và thẩm quyền chứ không chỉ dừng lại ở đổi tên các cấp tòa án.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 22/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa, đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho rằng, hồ sơ Dự án Luật kèm theo Tờ trình số 191/TTr-TANDTC ngày 02/10/2023 của TANDTC được chuẩn bị công phu, đầy đủ theo quy định. Dự thảo Luật đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa 06 nhóm chính sách được Quốc hội thông qua, là bước quan trọng thể chế hóa Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Làm rõ mối quan hệ giữa thực hiện quyền tư pháp với thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp

Về nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền tư pháp, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, Nghị quyết số 27 của Trung ương yêu cầu: Xác định thẩm quyền của tòa án để thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp. Một trong những nội dung mới cơ bản của Dự thảo Luật là giải thích phạm trù thực hiện Quyền tư pháp thông qua việc xác định phạm vi của thực hiện quyền tư pháp tại khoản 1 và xác định 7 nhiệm vụ cụ thể của Tòa án tại khoản 2 Điều 3. Đây là điểm tiến bộ lớn, là bước đột phá trong việc thể chế quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp về quyền lực nhà nước.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

Tuy nhiên, Nghị quyết số 27 cũng yêu cầu phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa đổi mới lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Do đó, đại biểu đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa thực hiện quyền tư pháp với thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp ra sao để bảo đảm sự liên thông, đồng bộ, bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước? Việc thể chế hóa Hiến pháp về quyền lực nhà nước sẽ theo mô hình nào? Thứ tự ra sao? Phải chăng chúng ta xác định thực hiện quyền tư pháp trước sau đó đến quyền lập pháp rồi còn lại là quyền hành pháp hay theo thứ tự ngược lại?

Bên cạnh đó, đại biểu đặt vấn đề, khi thực hiện quyền tư pháp được định danh trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thì có cần sửa các luật khác như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ hay không?

Về Thẩm quyền mới của Tòa án nhân dân, dự thảo Luật bổ sung 02 nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Tòa án, bao gồm: Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật; Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử.

Về xử lý vi phạm hành chính, khoản 4 Điều 26 Dự thảo luật quy định “Toà án có thẩm quyền xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật”. Theo đó, Tòa án sẽ xử lý vi phạm hành chính trong 4 trường hợp đang được luật hiện hành quy định, gồm: Xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng; áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đồng thời, Dự thảo Luật mở rộng thẩm quyền thực hiện thêm nhiệm vụ xét xử vi phạm hành chính khác khi được Quốc hội giao trong luật. Nhất trí cao với quy định này, đại biểu cho rằng đây là hướng đi đúng, tiến bộ, phù hợp xu thế quốc tế nhằm thể chế hóa nhiệm vụ “mở rộng thẩm quyền của tòa án trong xét xử các vi phạm hành chính” được Nghị quyết số 27-NQ/TW đề ra. Tuy nhiên, đại biểu cũng băn khoăn về phạm vi áp dụng để bảo đảm tính khả thi của quy định này.

Toàn cảnh phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Theo Báo cáo số 551 ngày 13/10/2023 của Chính phủ thì từ 01/10/2022 đến 30/9/2023, các cơ quan hành chính đã xử phạt 5.658.725 vụ việc vi phạm hành chính, theo thống kê, trung bình có 4 - 6 triệu quyết định xử phạt mỗi năm. Theo Báo cáo số 110 ngày 10/10/2023 của Tòa án nhân dân tối cao thì cũng trong giai đoạn này, các tòa án đã thụ lý 606.209 vụ việc, đã giải quyết 540.490 vụ việc. Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án hiện có 13.306 người  còn thiếu 1.931 biên chế.

Do đó, để bảo đảm tính khả thi của quy định này, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, trước mắt giao Tòa án xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm - Theo thông tin của Bộ Tư pháp, trung bình mỗi năm có từ 300,000 đến 350,000 tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc giao Tòa án xử phạt vi phạm hành chính từ một mức tiền cụ thể. Đồng thời, sửa quy định tương ứng trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và bổ sung biên chế cho Tòa án bảo đảm thực hiện nhiệm vụ mới này. Hôm qua khi thảo luận về công tác tư pháp tại Hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị về việc bổ sung nguồn lực cho các cơ quan tư pháp nói chung, trong đó có biên chế cho tòa án.

Mô hình tổ chức tòa án cần đổi mới một cách thực chất trong hoạt động và thẩm quyền

Về Tổ chức của Tòa án, Điều 4 Dự thảo Luật quy định Tổ chức của Tòa án nhân dân, theo đó, đổi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành Tòa án nhân dân phúc thẩm, đổi tên Tòa án nhân dân cấp huyện thành Tòa án nhân dân sơ thẩm; đồng thời, bổ sung Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

Đại biểu dẫn chiếu, khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp thì việc thành lập Tòa án tỉnh hay là Tòa phúc thẩm; Tòa sơ thẩm hay là Tòa cấp huyện do Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định là phù hợp Hiến pháp.

Trước đây, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã có định hướng xây dựng mô hình Tòa án theo cấp xét xử. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 27 năm 2022 xác định một trong 3 trọng tâm là: Ðẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử.

Đại biểu bày tỏ nhất trí cao với việc đổi mới mô hình tổ chức của Tòa án. Tuy nhiên, việc đổi mới phải là đổi mới thực chất trong tổ chức, hoạt động và thẩm quyền chứ không chỉ dừng lại ở đổi tên các cấp Tòa. Trong khi đó, các quy định của Dự thảo Luật chưa đáp ứng yêu cầu này. Theo Khoản 1 Điều 55 thì Tòa án phúc thẩm vẫn xét xử "Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật".

 Do đó, đại biểu đề nghị song song với các quy định về đổi tên trong Dự thảo Luật cần có lộ trình cụ thể để sửa đổi các quy định về tố tụng bảo đảm tất cả các vụ án đều được xét xử sơ thẩm ở cấp huyện hiện nay. Tòa cấp tỉnh hiện nay (tức tòa phúc thẩm) sẽ không thực hiện xét xử sơ thẩm.

Về ngạch, bậc thẩm phán, Điều 91 Dự thảo Luật quy định: Ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán. Bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có 02 bậc; Thẩm phán có 09 bậc.

Đại biểu nhất trí với quy định của Dự thảo. Ngoài 05 lý do nêu trong Báo cáo thẩm tra, việc phân các ngạch Thẩm phán gồm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp tương ứng với các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp theo quy định hiện hành là chưa thể hiện sự độc lập với cơ quan hành chính.

Ngược lại, nếu không phân biệt ngạch sơ cấp, trung cấp hay cao cấp sẽ tạo điều kiện để luân chuyển thẩm phán giữa các cấp xét xử nhằm tăng cường năng lực xét xử sơ thẩm để về lâu dài tòa sơ thẩm có năng lực xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án, khi đó, tòa phúc thẩm (tức cấp tỉnh hiện nay) sẽ không xét xử sơ thẩm như đúng với tên gọi của cấp tòa này. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia theo hệ thống Dân luật (Continental Law System).

Ngoài ra, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, cách đây gần 40 năm, ngày 13/12/1985, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết công nhận các nguyên tắc cơ bản của một nền tư pháp độc lập. Đại biểu cho rằng, tư tưởng và quan điểm chủ đạo của 20 nguyên tắc trong Nghị quyết này cần được tiếp tục nghiên cứu để vận dụng phù hợp với thể chế nước ta.

Minh Hùng

Các bài viết khác