Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 5b2666a1-0928-90f0-19a0-53ae81f7ce45.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN HỮU CHÍNH: ĐIỀU CHỈNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN LÀ PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN VÀ XU THẾ HIỆN NAY

22/11/2023

Góp ý dự thảo Luật Toà án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hữu Chính, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Chánh án Toà án nhân dân Hà Nội đồng tình với sửa đổi về thu thập chứng cứ, cho rằng việc Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ phù hợp với thực tiễn và xu thế hiện nay, phù hợp với các nguyên tắc pháp luật và các quy định về tố tụng hiện hành.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: TÒA ÁN HỖ TRỢ VÀ THÚC ĐẨY TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHỤC VỤ HỘI NHẬP KINH TẾ

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2014. Tuy nhiên, đã trải qua gần 10 năm cùng với thay đổi của đất nước, nhiều quy định không còn phù hợp. Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới đã xác định cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tư pháp, sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu thể chế hóa quan điểm của Đảng, yêu cầu cải cách tư pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án là rất cần thiết. Trao đổi với đại biểu Nguyễn Hữu Chính, đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, Chánh án Toà án nhân dân Hà Nội về quan điểm về những điểm mới trong điều chỉnh nhiệm vụ và quyền hạn thu thập chứng cứ của Toà án.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Chánh án Toà án nhân dân Hà Nội 

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại Điều 15 của dự thảo Luật Toà án nhân dân (sửa đổi) về việc thu thập chứng cứ có nhiều điểm mới so với Luật hiện hành khi quy định Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Quan điểm của đại biểu khi sửa đổi quy định này như thế nào?

ĐBQH Nguyễn Hữu Chính: Thứ nhất, việc thu thập chứng cứ quy định tại Điều 15 dự thảo quy định "Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được các bên thu thập chứng cứ, giao nộp, làm rõ tại phiên tòa theo quyết định của pháp luật tố tụng và kết quả tranh tụng tại phiên tòa để xét xử. Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ". Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Luật hiện hành, tôi nhất trí với quy định này bởi một số lý do:

Thứ nhất, việc Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ phù hợp với thực tiễn và xu thế hiện nay, phù hợp với các nguyên tắc pháp luật và các quy định về tố tụng hiện hành. Trong các vụ án hình sự, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm thu thập chứng cứ để làm căn cứ buộc tội. Nhưng khi thấy việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, Tòa án có quyền yêu cầu trả điều tra bổ sung. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc công bằng và nguyên tắc suy đoán vô tội. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã quy định quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trở thành nguyên tắc cơ bản. Tòa án xét xử theo hướng chứng cứ đến đâu, xét xử tới đó. Tòa án không tự mình thu thập chứng cứ mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho đương sự trong một số trường hợp nhất định.

Thứ hai, việc đương sự thu thập, giao nộp chứng cứ sẽ làm giảm vai trò của trọng tài của Tòa án. Trong thực tiễn áp dụng quy định này cho thấy, nếu Toà án tự mình thu thập chứng cứ có thể dẫn đến việc không tránh khỏi những câu hỏi: Tại sao lại thu thập tài liệu này mà không thu thập tài liệu khác? Liệu được thu thập, có lợi hay bất lợi cho bên kia?... Bên cạnh đó, Tòa án đi thu thập tài liệu cho đương sự, vô hình chung đã làm thay việc cho đương sự khiến họ trông chờ, ỷ lại vào Tòa án, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc so với biên chế hiện nay và giải quyết vụ án sẽ bị kéo dài.

Thứ ba, việc đương sự tự thu thập, giao nộp chứng cứ phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay. Một số nước tiên tiến trên thế giới hiện nay đã đề cao vai trò bên đương sự trong việc chứng minh sự việc. Đương sự hoặc luật sư của các bên sẽ tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ. Trong suốt quá trình tố tụng, bên nguyên đơn và bên bị đơn liên tục công bố chứng cứ lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tòa án. Pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Trung Quốc, v.v. nếu một bên từ chối không cung cấp chứng cứ hoặc không trả lời về một vấn đề nào đó thẩm phán sẽ ban hành lệnh buộc người từ chối phải cung cấp chứng cứ hoặc áp dụng các biện pháp chế tài cần thiết. Nếu người không cung cấp chứng cứ là bị đơn thì thẩm phán xét quyết định giải quyết vụ kiện hoàn toàn trên chứng cứ do nguyên đơn xuất trình tại tòa.

Thứ tư, việc thu thập, giao nộp chứng cứ của đương sự vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Theo quan điểm của tôi việc bỏ quy định Tòa án thu thập chứng cứ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hơn. Theo các báo cáo kết quả điều tra xã hội học hiện nay và tài liệu khác liên quan đến việc đánh giá chỉ số thông minh của người Việt Nam trình độ dân trí nước ta ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, đội ngũ luật sư tư vấn hiện nay phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay trên toàn quốc có số lượng là 17.918 luật sư, gần 6.000 tổ chức hành nghề luật sư và các trung tâm trợ giúp pháp lý trên các tỉnh, thành phố. Đối với những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, những người già, người nghèo trong xã hội còn được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí. Như vậy, họ hoàn toàn có quyền có cơ hội tiếp cận với công lý và bình đẳng trước pháp luật. Đương sự vẫn có thể thông qua các tổ chức hành nghề luật sư hoặc trung tâm trợ giúp pháp lý để nhờ họ hỗ trợ việc cung cấp tài liệu, chứng cứ trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ kiện.

Phóng viên: Thưa đại biểu, sửa đổi Điều 15 lần này còn quy định cụ thể hơn những hỗ trợ của Toà án với đương sự. Điểm mới này sẽ tạo hiệu quả gì trong thực tế?

ĐBQH Nguyễn Hữu Chính: Dự thảo hiện nay tại khoản 2, khoản 3, Điều 15 còn quy định là "Tòa án hướng dẫn yêu cầu đương sự thu thập chứng cứ và lập hồ sơ về việc dân sự, vụ án hành chính, Tòa án hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội, thu thập chứng cứ cho việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật". Như vậy, dự thảo mới lần này đương sự còn được tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, theo luật hiện hành và thực tiễn hiện nay, có một số trường hợp khi Tòa án yêu cầu thu thập, giao nộp tài liệu liên quan đến một số cơ quan nhà nước và tổ chức còn gặp nhiều khó khăn. Nếu phó mặc cho đương sự tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến cơ quan, tổ chức này thì sẽ gặp khó khăn hơn nữa.

Vì vậy, trong dự thảo, tôi đề nghị bổ sung thêm ngoài việc quy định Tòa án hỗ trợ là người yếu thế trong xã hội trong việc thu thập chứng cứ, việc dân sự và hành chính, cần bổ sung thêm Tòa án hỗ trợ đương sự trong việc xác minh, thu thập tài liệu do các cơ quan nhà nước tổ chức đang lưu giữ, quản lý hồ sơ đó.

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

Hải Yến

Các bài viết khác