Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 652b52a1-39a1-90f0-19a0-5bf373f5ee8e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG VĂN PHƯỚC: CẦN CHẾ TÀI NGHIÊM MINH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TRÚNG ĐẤU GIÁ NHƯNG TỰ Ý TỪ CHỐI KẾT QUẢ

10/11/2023

Góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đấu giá tài sản, đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đề nghị bổ sung quy định và chế tài nghiêm minh để xử lý các trường hợp trúng đấu giá nhưng tự ý từ chối kết quả.

TIẾP TỤC CẬP NHẬT KẾT QUẢ RÀ SOÁT THEO YÊU CẦU TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 101/2023/QH15 ĐỂ BỔ SUNG NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Theo Tờ trình của Chính phủ, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công, trong đó đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, không để sơ hở, bất cập để tham nhũng, tiêu cực; hoàn thành sửa đổi Luật Đấu giá tài sản; đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung và hoạt động đấu giá tài sản nói riêng; nhiều quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến các loại tài sản phải bán đấu giá đã hoặc đang được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; việc thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu quả của hệ thống pháp luật thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, trước yêu cầu thực tiễn đối với hoạt động đấu giá tài sản, bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản là rất cần thiết và cấp bách.

Trước yêu cầu thực tiễn đối với hoạt động đấu giá tài sản, bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản 

Việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm tiếp tục thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển dịch vụ đấu giá tài sản theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, chất lượng hoạt động đấu giá tài sản; khắc phục những hạn chế, bất cập, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Đấu giá tài sản là luật hình thức, quy định về trình tự, thủ tục đấu giá, dự thảo Luật cơ bản giữ nguyên các quy định của Luật Đấu giá tài sản đang còn phù hợp và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Đồng thời, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 25 điều, khoản; bổ sung 01 Điều mới quy định về: tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, quyền, nghĩa vụ và việc thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, trong đó có tính đến một số loại tài sản đặc thù, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời tăng cường tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức đấu giá và hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Nội dung cơ bản và những điểm mới của dự thảo Luật bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và 03 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được thông qua, đồng thời rà soát, cập nhật đầy đủ các loại tài sản mà pháp luật hiện hành quy định phải bán thông qua đấu giá.

 Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Bày tỏ quan điểm về dự án Luật này, đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, trong hơn 05 năm qua, Luật Đấu giá tài sản là căn cứ pháp lý vô cùng quan trọng cho các hoạt động đấu giá tài sản diễn ra công khai, minh bạch, tránh thất thu ngân sách nhà nước. Việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Đấu giá tài sản lần này để khắc phục những bất cập, hạn chế bộc lộ trong quá trình đấu giá tài sản vừa qua.

Đối với các nội dung đã được đề nghị sửa đổi, bổ sung, cụ thể tại khoản 1, Điều 1 (sửa đổi bổ sung Điều 4), đại biểu Dương Văn Phước  đề nghị bổ sung một nội dung “Tài sản bị tạm giữ khi cưỡng chế thu hồi đất mà chủ tài sản không nhận lại” vào đối tượng phải xử lý bằng hình thức đấu giá tài sản vì hiện nay trong quá trình cưỡng chế thu hồi đất, nhiều tài sản có giá trị bị tạm giữ để thực hiện quyết định cưỡng chế nhưng sau đó chủ tài sản không nhận lại tài sản, các cấp chính quyền địa phương gặp khó khăn khi quản lý tài sản này.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, tại khoản 7, Điều 1 (sửa đổi bổ sung khoản 5,6,7 Điều 29) mới chỉ quy định trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về địa chỉ trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trương ương thì phải thực hiện việc gửi giấy đề nghị thay đổi đến Sở Tư pháp. Do vậy, để bảo đảm việc quy định chặt chẽ hơn, đại biểu Phước đề xuất trong mọi trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động thì doanh nghiệp đấu giá tài sản phải thực hiện trách nhiệm trên.

Tại điểm b, khoản 12, Điều 1, đại biểu đề nghị giải thích rõ như thế nào là “ cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối cá nhân, tổ chức khác” nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Vì nếu không quy định rõ nhóm đối tượng này sẽ dẫn đến 2 trường hợp, hoặc là bỏ lọt đối tượng, hoặc là lạm quyền để từ chối cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá trái quy định.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng, tại điểm a, khoản 13, Điều 1, cần xem xét nâng mức tiền đặt trước từ mức tối thiểu là 20% và tối đa là 50% giá trị tài sản đấu giá vì khung số tiền đặt trước như dự thảo luật đang quy định là quá thấp. Đồng thời, cần mở rộng tỷ lệ phạt đấu giá, quy định thời gian người trúng đấu giá phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Tại điểm a, khoản 15, Điều 1, đại biểu tỉnh Quảng Nam đề nghị dự thảo luật quy định phải công bố tất cả các phiếu, trong đó có phiếu cao nhất chứ không nên chỉ công bố “công bố phiếu trả giá cao nhất với sự giám sát của ít nhất một người tham gia đấu giá” để đảm bảo chặt chẽ, công bằng, tránh gian lận trong đấu giá.

Đại biểu đề nghị bổ sung vào khoản 15, Điều 1 nội dung quy định cụ thể việc công khai, quản lý danh sách người trúng đấu giá tài sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến phải hủy quyết định công nhận kết quả đấu giá để các tổ chức đấu giá tài sản có thông tin đầy đủ, kịp thời về các trường hợp này.

Tại khoản 16, Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 47), đại biểu cho rằng, cần bổ sung quy định và chế tài nghiêm minh để xử lý các trường hợp trúng đấu giá nhưng tự ý từ chối kết quả (vì Điều 9, Điều 51 Luật Đấu giá tài sản hiện hành chưa quy định vấn đề này) dẫn đến hàng loạt các trường hợp lợi dụng việc đấu giá để làm hình ảnh, tác động đến thị trường sau đó bỏ kết quả đấu giá như các vụ việc đấu giá đất của Tân Hoàng Minh, đấu giá biển số xe vừa qua.

Đồng thời, tại điểm d, khoản 19, Điều 1, (sửa đổi, bổ sung Điều 57), đại biểu đề nghị quy định thời gian niêm yết đối với động sản, bất động sản là ngày làm việc. Đồng thời, cần xem xét rà soát, quy định các mốc thời gian trong luật hiện hành và luật sửa đổi về “ngày làm việc” nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất và thuận tiện khi áp dụng.

Đặc biệt, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị sửa đổi bổ sung một số quy định tại Luật Đấu giá hiện hành chưa được thể hiện trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, Điều 48, Luật Đấu giá hiện hành chỉ mới quy định chung về nghĩa vụ thanh toán của người trúng đấu giá tài sản, theo đó: Người trúng đấu giá có nghĩa vụ “Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan”; tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều vụ việc chậm nộp tiền trúng đấu giá đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác đấu giá và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Vì vậy, cần  bổ sung thời hạn tối đa mà người trúng đấu giá phải thanh toán tài sản đấu giá. Theo đó, trong mọi trường hợp, nếu quá 120 ngày mà người trúng đấu giá không thanh toán tiền mua tài sản đấu giá thì tiến hành hủy kết quả đấu giá.

“Bên cạnh đó, tại Điều 49, Luật Đấu giá tài sản hiện hành quy định “Việc đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá chỉ được tiến hành sau khi đã tổ chức cuộc đấu giá lần đầu nhưng không thành”. Tuy nhiên, quy định này tạo ra một cơ chế bất hợp lý đối với việc xử lý tài sản thông qua cơ quan thi hành án dân sự. Theo quy định trên, sau khi tổ chức đấu giá lần đầu không thành do chỉ có 01 người tham gia đấu giá, cơ quan Thi hành án dân sự sẽ thông báo đấu giá không thành và tiến hành giảm giá để tổ chức đấu giá lại. Như vậy, giá của tài sản đã có sự giảm sút so với mức giá tại lần đấu giá đầu tiên. Điều này vừa gây tốn kém thời gian, vừa gây giảm nguồn thu từ tài sản đấu giá.”, đại biểu Phước phân tích.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị bổ sung và sửa đổi quy định tại Luật Thi hành án dân sự để hướng dẫn việc đấu giá tài sản là bất động sản theo thủ tục rút gọn theo hướng: “Sau 02 lần bán đấu giá tài sản không thành, đối với tài sản thi hành án dân sự là bất động sản, chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo thủ tục rút gọn tại Điều 53 Luật Đấu giá tài sản”.

Đặc biệt đại biểu cho rằng, quy định về điều kiện 02 lần đấu giá không thành mới được đấu giá rút gọn chưa phù hợp với các tài sản dễ hư hao, vì vậy, đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm d, khoản 1, Điều 53 cho phép tiến hành thủ tục đấu giá rút gọn qua 01 lần đấu giá không thành với một số loại tài sản đặc biệt, có thời gian hư hỏng nhanh.

Cùng với đó, đề nghị sửa đổi quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá hiện hành về thông báo công khai việc đấu giá tài sản, theo đó, cần công khai việc đấu giá tài sản với tất cả các tài sản dù trên hay dưới 50 triệu đồng để tránh tình trạng cố ý giảm giá, lách quy định của luật.

Đồng thời, đề nghị bổ sung các quy định về đấu giá tài sản đối với các lại tài sản mang tính đặc thù, có giá trị giảm nhanh sau khi khai thác, điều kiện bảo quản khó khăn, số lượng lớn, cồng kềnh…; và xây dựng phương thức đảm bảo an ninh, an toàn cho các chủ thể tham gia đấu giá, có công cụ hữu hiệu để tránh mọi sự tác động xấu vào cuộc đấu giá và chế tài nghiêm minh hơn nữa đối với vấn đề này/.

Thu Phương

Các bài viết khác