Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d30552a1-a938-90f0-dd35-db5c66cd9d11.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NỢ VĂN BẢN CHI TIẾT, CẦN SỰ PHỐI HỢP CHẶT CHẼ CỦA CÁC BỘ NGÀNH

07/11/2023

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, nhiều đại biểu quan tâm đề nghị chấm chứt được tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết, bởi đây là vấn đề tồn tại đã lâu nhưng chưa giải quyết triệt để. Theo đó, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, để hạn chế tình trạng này thì trong quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành...

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 07/11: TIẾP TỤC PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN

Chưa thể giải quyết triệt để

Theo báo cáo, hiện nay vẫn còn 13/129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể, cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng, nếu không có phương án giải quyết thì con số này có thể còn kéo dài hơn. Ngoài ra, một số văn bản được đánh giá chất lượng chưa bảo đảm, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung hoặc ngưng hiệu lực thi hành do không phù hợp với thực tiễn hay có bất cập, gây vướng mắc và cản trở sự phát triển. Từ thực tế đó, đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết trách nhiệm của Bộ trong vấn đề xây dựng thể chế và hướng giải pháp trong thời gian tới? Đại biểu cũng gửi câu hỏi này đến Thủ tướng Chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận chất vấn

Chia sẻ thực tế khi tiếp xúc cử tri, nhiều doanh nghiệp phản ánh, doanh nghiệp khi làm chậm, làm sai so với quy định của pháp luật thì Nhà nước xử phạt chế tài rất nghiêm. Tuy nhiên, đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh, trong khi đó, việc không ban hành, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật hoặc ban hành văn bản pháp luật không khả thi có tác động rất lớn đến người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết quan điểm và giải pháp đối với vấn đề này?

Phải xác định rõ các nội dung sẽ đưa vào văn bản quy định chi tiết

Trả lời các chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết đã tồn tại nhiều năm, tuy nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2023 còn nợ 12 văn bản đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật; giảm 18 văn bản so với năm 2020, tăng 4 văn bản so với năm 2021 và bằng so với năm 2022. Bộ trưởng khẳng định, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trong đó có sự chưa chủ động, chưa cố gắng và chưa lường trước hết được của các chủ thể trình văn bản của các bộ, ngành.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn 

Về nguyên nhân khách quan, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, một số luật có số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều như Luật Kinh doanh bảo hiểm có đến 37 nội dung; một số văn bản khó, chẳng hạn như Nghị định về tổ chức đại diện người lao động và thương lượng tập thể đối với Bộ Luật lao động, hoặc Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, an ninh mạng. Ngoài ra, một số luật, nghị quyết từ lúc được thông qua cho đến khi có hiệu lực thi hành là tương đối ngắn, nhất là nghị quyết liên quan đến chính sách đặc thù cho các địa phương. Bộ Tư pháp cũng như các bộ, ngành khác đều tham mưu chung cho Chính phủ trong công tác thẩm định, rà soát và đôn đốc kiểm tra việc thi hành. Trong sự chậm trễ của các bộ, các ngành cũng có trách nhiệm chung của Bộ Tư pháp.

Về phương hướng khắc phục, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các giải pháp đã làm từ trước đến nay. So với kì báo cáo trước, Bộ trưởng cho biết, đã có một số tiến bộ rõ rệt. Ngoài ra, các nghị quyết của Chính phủ và chỉ thị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác xây dựng thể chế đã yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành phải trực tiếp phụ trách công tác xây dựng văn bản pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định chất vấn 

Tranh luận với Bộ trưởng Lê Thành Long, đại biểu Lý Tiết Hạnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định dẫn chứng, về cách hiểu khác nhau sử dụng kinh phí thường xuyên để chi cho các nhiệm vụ chi mang tính đầu tư ngày tại Nghị trường. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nêu rõ, trong Luật Đầu tư công không cho phép sử dụng kinh phí thường xuyên để chi cho các nhiệm vụ chi mang tính đầu tư như mua sắm, sửa chữa nhỏ... mà phải đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm. Nhưng chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách và một số đại biểu nhận định nguyên nhân là do sự tiếp cận không đầy đủ đối với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, dẫn đến việc hiểu, thực hiện có khác nhau, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết quan điểm về vấn đề này, cần thực hiện giải pháp gì để có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, tránh những vướng mắc như đã nêu. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, khi Bộ thực hiện tổng hợp nguồn thông tin đầu vào để xây dựng báo cáo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội thì Bộ Tài chính không đề cập đến nhưng ở địa phương có phản ánh gặp vướng mắc này. Do vấn đề này còn ý kiến khác nhau, do đó Tổ công tác của Chính phủ chưa tổng hợp vào báo cáo gửi Quốc hội. Đây là vấn đề cần xác định rõ là vướng trong luật hay vướng trong cách hiểu và tương đối phức tạp, Bộ Tư pháp đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sẽ cùng Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp.

Về giải pháp, Bộ trưởng báo cáo tiếp tục đề xuất các bộ, ngành trong giai đoạn soạn thảo ngoài việc thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần tiếp tục cố gắng xác định rõ các nội dung sẽ quy định trong văn bản quy định chi tiết.

Tương tự như vậy, trong quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan phối hợp chặt chẽ với nhau, có kỹ thuật để làm sao đối với những vấn đề chưa rõ trong luật, nghị quyết của Quốc hội thì chưa nên đề xuất để đưa vào chính sách.Khi đã có các nội dung rồi thì hạn chế số lượng văn bản bằng cách gộp các nội dung quy định chi tiết tương tự như nhau để quy định trong một văn bản.

Trách nhiệm của việc chậm ban hành văn bản, hệ quả và cuối cùng truy trách nhiệm chính trị, trách nhiệm về chuyên môn, trách nhiệm về hành chính phụ thuộc rất lớn vào con người. Chính vì thế, Bộ trưởng cho rằng, từ những quy định về kiểm tra, giám sát của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sắp tới trong công tác xây dựng văn bản. Đây sẽ là một kênh, cùng với giám sát của Quốc hội, sẽ khắc phục được tốt hơn những tồn tại, hạn chế.

Hải Yến