Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8de651a1-c9df-90f0-19a0-5fe41591e58e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN NHẬT MINH: CẦN KỊP THỜI KHẮC PHỤC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN CÁC XÃ, THÔN KHU VỰC I, II, III VÙNG DTTS&MN

01/11/2023

Quan tâm góp ý về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng trong thời gian tới, cần kịp thời có giải pháp khắc phục, hạn chế tác động của các Quyết định công nhận các xã, thôn khu vực I, II, III vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và nhanh chóng tháo gỡ khó khăn tại các địa phương.

ĐBQH TRẦN NHẬT MINH: CẦN XEM XÉT ĐẶC THÙ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC THÀNH LẬP THANH TRA SỞ

Triển khai chậm tiến độ

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021. Ngoài chính sách chung, Chương trình còn có 6 chuyên đề trọng tâm và thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố cả nước; Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2021 – 2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15.  Chương trình gồm 7 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn cả nước (có 48 tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước); Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020. Chương trình gồm 10 dự án, 14 Tiểu dự án thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Việc xác định nội dung trọng tâm là giám sát, đánh giá tiến trình chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện là hướng đi đúng đắn, nhất là trong bối cảnh các Chương trình đang bị chậm tiến độ theo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đoàn giám sát đã tiến hành giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành và 15 tỉnh đại diện cho các vùng, miền và mức độ thụ hưởng các chương trình.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia

Về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, báo cáo nêu giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021, có tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỷ đồng. Ngoài chính sách chung, chương trình còn có 6 chuyên đề trọng tâm và thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh, thành. Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn một số bất cập, như nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm, tỷ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30/6/2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm. Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới…

Về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15, có tổng vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Chương trình gồm 7 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn cả nước. Chương trình đã thực hiện cơ bản đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số hàng năm theo Nghị quyết 24 đề ra. Báo cáo giám sát đã nêu rõ tồn tại, hạn chế, đó là việc phân bổ ngân sách trung ương còn chậm; một số địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng thấp; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc phát huy quyền làm chủ, sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân vào công tác giảm nghèo còn chưa thực chất. Tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của chương trình...

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020, có kinh phí tối thiểu làm tròn là 137.664 tỷ đồng, gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo báo cáo của Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao. Tuy nhiên, kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến 6/2023 giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch trung hạn. Theo báo cáo, Chương trình đến nay đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song trên thực tế, đoàn giám sát nhận định: đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế, xã hội phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao. Đoàn giám sát nêu rõ các tồn tại, hạn chế, vướng mắc chung và của từng chương trình như trên, trước hết trách nhiệm thuộc về Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương, mà chủ yếu là các cơ quan chủ chương trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc); các bộ, ngành liên quan (nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính). Bên cạnh đó cũng có trách nhiệm thẩm tra, giám sát, đôn đốc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình.

Nêu quan điểm của mình về nội dung này, đại biểu biểu Quốc hội Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ sự đồng tình cao với Báo cáo số 550 ngày 21/10/2023 của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: cho phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân nguồn vốn ngân sách được phân bổ cho các Chương trình Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2023 chưa giải ngân hết tiếp tục thực hiện đến ngày 31/12/2024; đồng ý chủ trương thực hiện thí điểm khoán kinh phí 3 Chương trình Chương trình Mục tiêu quốc gia theo địa bàn cấp huyện; cân đối, bố trí đủ ngân sách theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện có hiệu quả các Chương trình.

Kịp thời có giải pháp khắc phục, hạn chế tác động của các Quyết định công nhận các xã, thôn khu vực I, II, III vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025

Đi vào những phân tích cụ thể từ thực tiễn tổ chức thực hiện tại địa phương, đại biểu biểu Quốc hội Trần Nhật Minh cho biết, về chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tại mục kết quả đạt chuẩn nông thôn mới theo từng vùng, miền. Báo cáo đánh giá “còn hiện tượng các xã miền núi không đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 vì các xã miền núi cao thuộc vùng đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn nông thôn mới (không còn thuộc đối tượng xã đặc biệt khó khăn) sẽ không còn được hưởng các chế độ an sinh xã hội (bảo hiểm y tế, hỗ trợ gạo cho học sinh, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức…).

Theo đại biểu, đây là một vấn đề đáng lo ngại, cần được quan tâm xử lý sớm. Bất cập này đã được nêu trong Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2021 – 2022 (trình tại kỳ họp thứ 5) ở phần tồn tại, vướng mắc, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ: “Một số Bộ, ngành chưa kịp thời có giải pháp khắc phục, hạn chế tác động của các Quyết định công nhận các xã, thôn khu vực I, II, III vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, đã làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng chính sách của các đối tượng đang sinh sống, học tập, công tác tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn nay trở thành xã nông thôn mới, thôn không thuộc diện đặc biệt khó khăn”.

Cũng tại kỳ họp thứ 5, báo cáo của Hội đồng dân tộc của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đã đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên. Vấn đề này cũng đã được cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểu số kiến nghị gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và tiếp tục kiến nghị tại Kỳ họp thứ 6 này (theo tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Do đó, đại biểu Minh bày tỏ hết sức đồng tình với kiến nghị của Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan hoàn thành trong năm 2023 việc bổ sung các chính sách để giải quyết những bất cập khi triển khai thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và địa bàn các xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bởi vì hầu hết các hộ dân sống ở các xã, thôn, bản khu vực này đều là đồng bào dân tộc thiểu số, đa số là hộ nghèo, cận nghèo, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn.

Nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho địa phương

Liên quan đến Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tại mục thực hiện của các dự án, tiểu dự án của Chương trình (mục 2.5), ngoài những bất cập đã nêu trong Báo cáo về việc thực hiện Tiểu dự án 1, dự án 3, qua thực tiễn và kiến nghị cử tri, đại biểu tỉnh Nghệ An đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ cho địa phương một số vướng mắc sau:

Một là, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có khoảng hơn 50.000 ha rừng tự nhiên nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Trong đó có một số diện tích đã được giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ công tác bảo vệ rừng theo quy định tại Tiểu dự án 1, Dự án 3 Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định tại Điều 10, Luật Lâm nghiệp 2017, toàn bộ diện tích rừng này đã được tỉnh Nghệ An đưa vào quy hoạch 3 loại rừng. Tuy nhiên, hiện nay quy hoạch lâm nghiệp quốc gia vẫn chưa được phê duyệt. Trong khi đó, theo quy định tại điểm a, mục 3 phần III nội dung hỗ trợ của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ lại quy định “Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình”. Do đó, các hộ gia đình được giao đất nêu trên vẫn chưa đảm bảo điều kiện được hưởng hỗ trợ bảo vệ rừng do quy hoạch lâm nghiệp quốc gia chưa được phê duyệt.

Để đảm bảo chính sách kịp thời đến với các đối tượng, đại biểu đề nghị sớm có hướng dẫn xử lý vướng mắc trên theo hướng: trong lúc chờ quy hoạch lâm nghiệp quốc gia được phê duyệt, vẫn thực hiện chi trả chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng cho các đối tượng rừng tự nhiên hiện nay đang nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng.

Hai là, về đối tượng thực hiện tiểu dự án 1, Dự án 3, theo Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể gồm: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã khu vực II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… cộng đồng dân cư không thuộc các xã khu vực II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Theo quy định trên thì các thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 433 ngày 18/6/2021 của Ủy ban Dân tộc nhưng lại thuộc xã khu vực I thì không thuộc đối tượng thực hiện tiểu dự án 1, Dự án 3. Do đó, để đảm bảo không bỏ sót đối tượng thụ hưởng, đề nghị sớm có hướng dẫn khắc phục vướng mắc này./.

Thu Phương

Các bài viết khác