Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 82b466a1-f90e-90f0-dd35-d99b4cdd5fdb.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM ĐỨC ẤN: CÂN NHẮC VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN GÓI HỖ TRỢ LÃI SUẤT 2% CHO DOANH NGHIỆP

25/10/2023

Góp ý kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, cần cân nhắc tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, trong đó nghiên cứu dùng nguồn lực của gói hỗ trợ lãi suất 2% còn lại hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp.

NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI GÓP PHẦN THÁO GỠ KHÓ KHĂN, HỖ TRỢ SẢN XUẤT KINH DOANH, THÚC ĐẨY PHỤC HỒI KINH TẾ

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: TIẾP TỤC CÁC GIẢI PHÁP HỮU HIỆU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Theo báo cáo của Chính phủ thực hiện gói chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết 43, đến cuối tháng 8/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 781 tỷ đồng, tương đương 1,95% nguồn lực được Quốc hội quyết định, dư nợ đạt gần 57.000 tỷ đồng cho hơn 2.100 khách hàng. Theo đánh giá, đây là kết quả đạt thấp, nhưng dự kiến đến hết năm 2023 chỉ đạt khoảng 1.408 tỷ đồng, tương đương 3,5% nguồn lực. Trong đó chỉ có khoảng 13% khách hàng đáp ứng điều kiện thụ hưởng, trong đó 67% khách hàng không có nhu cầu hỗ trợ.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết 43. Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), thì nên cân nhắc tiếp tục gói hỗ trợ lãi suất này, bởi trong bối cảnh hiện nay, việc giải ngân là không khả thi do doanh nghiệp không có nhu cầu muốn vay.

Đại biểu Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội 

Phóng viên: Thưa đại biểu, là người đứng đầu một tổ chức tín dụng, ông nhìn nhận thế nào về tính khả thi của triển khai tiếp chính sách hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị quyết 43 để giúp doanh nghiệp phục hồi?

ĐBQH Phạm Đức Ấn: Như chúng ta đã biết, trong báo cáo của Chính phủ đã nêu rất rõ, hiện giải ngân gói 40.000 tỷ hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, mới chỉ giải ngân được chưa đầy 2%. Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế có đề cập có chỉ ra 1 trong nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa biết tới chính sách này. Tôi cho rằng nguyên nhân này không hoàn toàn đúng  thực tế, bởi Chính phủ đã thực hiện rất nhiều cuộc gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp, rất nỗ lực để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong khi đó, Quốc hội cũng truyền thông rất rộng rãi. Tuy nhiên với tư cách là người đứng đầu của một tổ chức tín dụng thì tôi cho rằng, chính sách hỗ trợ triển khai thông qua tín dụng rất khó khả thi, bởi thực tế khách hàng của chúng tôi, kể cả những khách hàng đủ điều kiện vay nhưng họ vẫn e ngại vì kiểm tra, thanh tra và cân nhắc giữa lợi ích đạt được và những cái họ phải đối diện thì họ cũng không muốn. Bên cạnh đó, trong Nghị quyết đề cập đối tượng khách hàng được hỗ trợ thuộc diện có khả năng phục hồi, nhưng thực tế để đo đếm được rất khó. Vì vậy, tôi nghĩ rằng cần xem xét tính khả thi để quyết định có nên tiếp tục gói hỗ trợ lãi suất này nữa không? Thay vào đó, chúng ta có thể giành ngay nguồn lực này để Chính phủ có những chương trình hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, thì tôi nghĩ sẽ hiệu quả hơn.

Phóng viên: Thưa đại biểu, một trong vấn đề đặt ra hiện nay là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp rất thấp. Vậy nguyên nhân có phải từ các tổ chức tín dụng chưa thực sự vào cuộc hay không? Cần giải pháp gì để giải ngân nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng 2024.

ĐBQH Phạm Đức Ấn: Tôi xin nêu quan điểm của mình như sau, theo báo cáo  gần hết tháng 9, chúng ta có tăng trưởng 6,92%, trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng đây là nỗ lực từ ngành ngân hàng. Tuy nhiên hấp thụ vốn thấp là do, trong bối cảnh sức mua yếu, hàng tồn kho nhiều nên nhiều doanh nghiệp không dám vay vốn, bởi vì vay vốn nhưng sản xuất ra không tiêu thụ được, hàng tồn kho tăng cao thì họ sẽ bị thiệt hại lớn hơn. Trong khi, về phía tổ chức tín dụng phải giữ trước tiên là an toàn hệ thống. Vì vậy, hiện nay, kể cả những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cũng phải rất tính toán trong giai đoạn này và họ đang chờ đợi thời cơ. Tôi biết nhiều trường hợp  sẵn sàng giải quyết tồn kho để trả nợ tiếp nên lại doanh nghiệp đã khó lại càng khó. Vì vậy, tín dụng chỉ có thể tăng trưởng khi nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi, theo đó thì mọi nhu cầu sẽ tăng cao và đặc biệt nếu chúng ta giải ngân được hơn 300.000 tỷ sẽ kích hoạt phục hồi kinh tế. Từ đó, nhu cầu vốn tín dụng mới có thể tăng lên được. Tôi hy vọng là trong thời gian tới, kinh tế thế giới sẽ phục hồi, các ngân hàng có thể tăng trưởng được tín dụng, góp phần phục vụ tăng trưởng kinh tế. Còn trong giai đoạn này có khuyến khích đi nữa, nhưng chính người sử dụng đồng tiền mới là người quyết định và họ thấy là có vay hay không. Chúng ta cũng thấy rằng vừa qua, những doanh nghiệp nhỏ bị tổn thương lớn đến hơn 130.000 doanh nghiệp phải rút lui thị trường, trong khi đó, những đối tượng đấy mà tiếp cận vốn tín dụng thì thực sự lại ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng và ảnh hưởng đến nền kinh tế rất lớn.  

Phóng viên: Thưa đại biểu, Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Theo đó Chính phủ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào chính sách cho mua mà không ban hành chính sách cho thuê, thì theo đại biểu, thì liệu có đảm bảo tất cả người thu nhập thấp có nhà để ở hay không?

ĐBQH Phạm Đức Ấn: Liên quan đến nhà ở xã hội, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng cũng rất tập trung chỉ đạo và kể cả ngành ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã đưa ra gói 120.000 tỷ. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chỉ có 16 địa phương với 46 dự án, số liệu giải ngân đến nay cũng chỉ khoảng 18,4 ngàn tỷ, rất hạn chế. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải đánh giá thực tiễn, thực trạng, khả năng chi trả, khả năng thanh toán của công nhân, đặc biệt công nhân thu nhập cỡ khoảng từ 7 đến 9 triệu thì liệu đẩy mạnh hình thức bán nhà cho người thu nhập thấp liệu có là giải pháp căn cơ và giải quyết tận gốc vấn đề nhà ở xã hội hay không. Theo tôi, chúng ta phải đặt vấn đề vai trò của ngân sách và đặc biệt phải dành một nguồn lực để xây nhà cả nhà cho thuê. Bởi chỉ có như thế mới giải quyết được, còn nếu đánh giá trên khả năng thu nhập của công nhân để mua nhà, cũng là vấn đề rất khó. Rõ ràng chúng ta cần nghiên cứu để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ hơn trên nền tảng chính sách, đảm bảo hạ tầng đồng bộ để cho các thế hệ con cái của những công nhân có nơi ăn chốn ở chỗ ổn định. Đấy là vấn đề lớn cần nghiên cứu kỹ, dành ngân sách, dành cả chính sách rất đặc biệt đối với đối tượng này.

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

Hải Yến

Các bài viết khác