Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 81e951a1-29d8-90f0-dd35-d0b8b2e5e5ba.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

LUẬT NHÀ Ở (SỬA ĐỔI) CẦN MỞ RỘNG THÊM QUY ĐỊNH PHÁT TRIỂN NHÀ LƯU TRÚ CÔNG NHÂN Ở CẢ TRONG VÀ NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP

20/10/2023

Góp ý vào dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV tới đây, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đề nghị cần quy định mở động phát triển nhà lưu trú công nhân cả trong và ngoài khu công nghiệp, tùy theo điều kiện thực tế của địa phương và của từng khu công nghiệp. Qua đó, cần bổ sung thêm trường hợp thu hồi đất thực hiện nhà lưu trú công nhân trong cả Luật Đất đai (sửa đổi) và sửa đổi Điều 19 của Luật Đầu tư cho đồng bộ.

SỬA ĐỔI LUẬT NHÀ Ở: QUY ĐỊNH RÕ TỶ LỆ ĐẤT DÀNH CHO NHÀ Ở XÃ HỘI, PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

SỬA ĐỔI LUẬT NHÀ Ở: CẦN CÓ QUY HOẠCH NHÀ Ở XÃ HỘI ỔN ĐỊNH VÀ LÂU DÀI

Phóng viên: Thưa đại biểu, hiện quy định phạm vi của nhà lưu trú công nhân quy định trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang chỉ giới hạn trong khu công nghiệp. Vậy liệu quy định này có bị bó hẹp hay không khi hiện nay nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động từ lâu không còn quỹ đất để xây dựng nhà lưu trú công nhân?

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy: Có mấy vấn đề đặt ra với nhà lưu trú công nhân, mà nếu Luật sửa đổi lần này bó hẹp phạm vi thì rất khó thực hiện trong thực tế. Tôi nêu ra một vài phân tích cụ thể như sau.

Thứ nhất, nhà lưu trú công nhân có phải là nhà ở hay không? Bởi vì theo định nghĩa thì nhà lưu trú công nhân là công trình xây dựng để bố trí cho công nhân thuê mà không nói rõ là thuê để ở, trong khi khái niệm về nhà ở là công trình xây dựng để ở và tất cả những định nghĩa về nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thì đều khẳng định là nhà ở hoặc công trình xây dựng để ở. Báo cáo 2077 của Ủy ban Pháp luật cũng cho thấy rằng nhà lưu trú công nhân không đồng nghĩa với lại nhà ở. Nếu không khẳng định là nhà ở thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này hay không?

Vấn đề thứ hai, đối với khái niệm đó là nhà lưu trú công nhân thì bố trí cho công nhân thuê, nếu doanh nghiệp không cho thuê mà chỉ cho ở, chỉ thu tiền điện, nước, không thu bất cứ dịch vụ nào khác, mọi chi phí do doanh nghiệp tự trả. Tóm lại là phi lợi nhuận thì có được xem là nhà lưu trú công nhân và có được hưởng chính sách như nhà lưu trú công nhân hay không? Thực tế vấn đề này đã diễn ra là những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao thì người ta thuê đất để xây dựng nhà ở cho công nhân phi lợi nhuận và mục đích là để giữ chân người lao động.

Vấn đề thứ ba, đối với khái niệm đó là nhà lưu trú công nhân thì chỉ bố trí cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp thuê, có nghĩa là còn làm việc thì còn được thuê. Trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều làm việc trong khu công nghiệp thì có khả năng có con cái đi theo, nhưng con cái không làm việc trong khu công nghiệp thì có được ở cùng bố mẹ hay không, vì không khẳng định là nhà ở nên không phục vụ sinh hoạt cho hộ gia đình như tôi vừa trình bày. Nếu không cho con cái ở cùng thì có đạt mục tiêu xã hội của chính sách hay không, nhất là yếu tố gia đình, yếu tố tinh thần không đơn thuần chỉ là chỗ ở.

Vấn đề thứ tư, đề nghị làm rõ thêm lý do tại sao chỉ giới hạn cho công nhân trong khu công nghiệp mà không cho công nhân ở trong khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, đồng thời công nhân ngoài khu công nghiệp thì không được thuê nhà lưu trú công nhân, chỉ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội nhưng công nhân trong khu công nghiệp thì được cả hai.

Vì vậy, tôi xin đề nghị thêm có thể phát triển nhà lưu trú công nhân ở cả trong và ngoài khu công nghiệp bởi mục đích chính của việc xây dựng nhà lưu trú công nhân là để tạo điều kiện về chỗ ở cho công nhân để công nhân an tâm làm việc, đảm bảo điều kiện cho công nhân có một cuộc sống và nơi ở phù hợp với thu nhập, qua đó giữ chân người lao động ổn định cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho người lao động có thu nhập thấp. Thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước cho nên nên bố trí trong khu công nghiệp hoặc ngoài khu công nghiệp, nhưng gắn bó chặt chẽ với khu công nghiệp theo hướng là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp thì đều đáp ứng được mục tiêu này. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Đảng về phát triển nhà ở cho công nhân, cụ thể là Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị xác định ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở cho công nhân, coi nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp. Nghị quyết cũng không xác định cụ thể vị trí xây dựng ở trong hay ngoài khu công nghiệp.

Lý do thứ ba, việc đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian thực hiện các thủ tục đồng bộ với khu công nghiệp, không phải lo về yếu tố môi trường, bởi vì các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải chung. Về an ninh trật tự thì ít phức tạp hơn ở ngoài khu công nghiệp, vì đều có hàng rào, lối đi riêng. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định bó hẹp xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp chỉ phù hợp với những khu công nghiệp mới, còn những khu công nghiệp đã đi vào hoạt động sẽ không còn quỹ đất để xây dựng nhà lưu trú công nhân, như vậy sẽ gây bất bình đẳng cho công nhân giữa các khu công nghiệp, gián tiếp sẽ gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp mà thâm dụng lao động. Từ những lý do trên tôi đề nghị cho phát triển nhà lưu trú công nhân cả trong và ngoài khu công nghiệp, tùy theo điều kiện thực tế của địa phương và của từng khu công nghiệp. Qua đó, bổ sung việc thu hồi đất thực hiện nhà lưu trú công nhân trong Luật Đất đai và sửa đổi Điều 19 của Luật Đầu tư cho đồng bộ.

Phóng viên: Vậy đại biểu có quan điểm như thế nào về Quy định Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà lưu trú công nhân?

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy:  Tôi không nhất trí với quy định Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà lưu trú công nhân, bởi những lý do sau. Tuy Tổng Liên đoàn cũng có chức năng kinh doanh, tuy nhiên nguồn đầu tư chủ yếu là tài chính công đoàn và tài chính công đoàn thì được đóng góp phần lớn từ kinh phí công đoàn của tất cả người lao động, không riêng gì công nhân trong khu công nghiệp. Tổng Liên đoàn có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng quy định, việc đầu tư nhà lưu trú công nhân cho công nhân thuê sẽ rất rủi ro, chậm thu hồi vốn, phải tiếp tục đầu tư bảo trì trong suốt thời gian cho thuê. Nếu quản lý không tốt thì có thể gây ra các hệ lụy khó lường, có thể dẫn đến cơ hội cho các đối tượng xuyên tạc, gây rối, bất ổn về chính trị, trong khi việc thực hiện chức năng xây dựng các thiết chế công đoàn còn gặp rất nhiều khó khăn, khó hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 tập trung nguồn tài chính công đoàn để thực hiện.

Do đó, nếu vẫn tiếp tục giữ quy định này thì Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần xây dựng đề án báo cáo Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả thì mới quy định trong luật. Ngoài ra tôi đề nghị rà soát lại một số điều khoản quy định về điều kiện cho đối tượng được thuê nhà lưu trú công nhân tại khoản 6 vào khoản 12 Điều 74 đảm bảo sự  chính xác.

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

Hải Yến

Các bài viết khác