Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 485066a1-1904-90f0-dd35-d2bffa66856a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: ĐỂ LUẬT ĐIỆN ẢNH (SỬA ĐỔI) TĂNG GIÁ TRỊ TRONG THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

18/08/2023

Để phục vụ việc triển khai Luật Điện ảnh (sửa đổi), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định điều kiện cấp giấy phép phân loại phim của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng, dự thảo Thông tư này cần điều chỉnh thêm để tạo tạo môi trường thông thoáng cho nền điện ảnh nước nhà, góp phần để Luật được Quốc hội ban hành tăng giá trị trong thực tiễn cuộc sống.

KỲ VỌNG MỚI VỀ NỀN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM SAU KHI LUẬT ĐIỆN ẢNH (SỬA ĐỔI) ĐƯỢC THÔNG QUA

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: TẬN DỤNG LỢI THẾ, PHÁT TRIỂN XỨNG TẦM

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đang tổ chức lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện cấp Giấy phép phân loại phim của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời gian lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho Dự thảo từ ngày 1/8/2023 đến 1/10/2023. Đối tượng áp dụng Thông tư là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cấp Giấy phép phân loại phim phổ biến trong hệ thống rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng.

Dự thảo Thông tư gồm 7 Điều quy định điều kiện cấp Giấy phép phân loại phim phổ biến trong hệ thống rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đang tổ chức lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện cấp Giấy phép phân loại phim của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đáng chú ý, dự thảo Thông tư này đưa ra điều kiện cấp Giấy phép phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: phải đáp ứng điều kiện năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh sản xuất ít nhất 30 phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình được phép phổ biến trong rạp chiếu phim…

Cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp Giấy phép phân loại phim khi đáp ứng các điều kiện: Bảo đảm các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, phân loại phim theo quy định tại Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, phân loại phim của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Có địa điểm chiếu phim để Hội đồng thẩm định, phân loại phim thẩm định phim; Đảm bảo điều kiện lưu chiểu phim và nộp lưu trữ phim; Bảo đảm điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia để tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim; Có quy trình nội bộ tiếp nhận, thụ lý và giải quyết công việc của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông bảo đảm thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim; Có hệ thống máy tính đảm bảo kết nối, liên thông để báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Điện ảnh) về các hoạt động, kết quả thẩm định, phân loại phim của hội đồng.

Đáng chú ý, dự thảo Thông tư này đưa ra điều kiện cấp Giấy phép phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: phải đáp ứng các điều kiện quy định đã nêu trên, đặc biệt năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh sản xuất ít nhất 30 phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình được phép phổ biến trong rạp chiếu phim…

Phóng viên: Dự thảo Thông tư quy định điều kiện cấp giấy phép phân loại phim của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra để lấy ý kiến phục vụ việc triển khai Luật Điện ảnh (sửa đổi). Ý kiến của ông về nội dung của Thông tư này như thế nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Tôi đánh giá cao nỗ lực này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc dự thảo Thông tư quy định điều kiện cấp giấy phép phân loại phim của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp điện ảnh Việt Nam.

Luật Điện ảnh (sửa đổi) chủ trương tạo thông thoáng trong việc phân loại phim, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm giải trình, phù hợp với xu thế khuyến khích sản xuất nhiều phim Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp điện ảnh. Điều này đồng nghĩa với việc cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà làm phim trong việc sáng tạo và sản xuất những tác phẩm chất lượng.

Phóng viên: Đáng chú ý, trong dự thảo Thông tư này đưa ra nhiều điều kiện cấp Giấy phép phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đặc biệt có quy định năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh sản xuất ít nhất 30 phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình được phép phổ biến trong rạp chiếu phim… Ông đánh giá như thế nào về quy định này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội: Qua nghiên cứu những nội dung và Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra, tôi có một băn khoăn về yêu cầu tối thiểu 30 phim sản xuất tại địa phương trong năm liền kề trước đó. Điều này có thể tạo ra hàng rào kỹ thuật không thể vượt qua đối với tất cả các tỉnh thành.

Trong 10 năm gần đây, đã có ít nhất 3 năm cả nước không sản xuất đủ 30 phim. Điều này dễ bị nhìn nhận rằng các cơ quan quản lý đã cụ thể hóa Luật Điện ảnh (sửa đổi) theo kiểu "trên mở, dưới đóng", "trên nóng, dưới lạnh", khiến Luật được Quốc hội ban hành bị giảm giá trị trong thực tiễn cuộc sống.

Trong buổi chất vấn của Quốc hội ngày 15/8/2023 vừa qua tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cũng nêu lên vấn đề về tính khả thi của văn bản quản lý Nhà nước. Điều đó cho thấy tính cần thiết của việc xác định hợp lý những con số định lượng nêu trên để văn bản Nhà nước gần gũi hơn với thực tế cuộc sống.

Tôi hiểu rằng việc đưa ra yêu cầu về số lượng phim sản xuất tại địa phương có thể hướng đến việc giới hạn chỉ các địa phương có đủ điều kiện mới có thể thành lập được hội đồng phân loại phim, tránh tình trạng địa phương nào cũng có thể phân loại phim khiến cho chất lượng phân loại phim bị ảnh hưởng tiêu cực, gây nhiều hệ lụy cho xã hội, đặc biệt đối với sản phẩm nghệ thuật nhạy cảm như phim truyện; đồng thời cũng khuyến khích các địa phương tăng cường sản xuất phim để đáp ứng yêu cầu của Bộ.

Tuy nhiên, tôi cho rằng việc giới hạn ở số lượng 30 phim cần phải có giải trình thỏa đáng để tránh làm mất đi tính linh hoạt và tự do sáng tạo của các nhà làm phim, tạo môi trường thông thoáng và phù hợp hơn cho điện ảnh nước nhà.

Tôi vẫn khẳng định, dự thảo Thông tư quy định điều kiện cấp giấy phép phân loại phim là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần tìm ra một giải pháp linh hoạt hơn để đạt được mục tiêu này mà không gò bó sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh ở một số lượng phim sản xuất ra mà chưa xác định được tính khi.

Tôi kỳ vọng rằng các quy định của Thông tư sẽ được điều chỉnh theo hướng cụ thể, rõ ràng, khả thi, đảm bảo tính hợp lý, linh hoạt, từ đó khuyến khích sự sáng tạo và đưa ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam tiếp tục phát triển và lan tỏa sức mạnh của đất nước.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương