Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f66666a1-59a2-90f0-19a0-586e43d1a8a7.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NSND, NSƯT: CẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI THƯỞNG ĐỂ CHỌN NGƯỜI XỨNG ĐÁNG

05/06/2023

Xung quanh nhiều ý kiến liên quan đến việc mở rộng đối tượng xét tặng NSND, NSƯT thời gian qua, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội cho rằng việc mở rộng này là cần thiết nhưng đồng thời cần nâng cao hơn nữa chất lượng giải thưởng để lựa chọn đúng người ưu tú, xứng đáng.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: LỰA CHỌN QUỐC PHỤC – CẦN HÀI HÒA YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: VĂN HÓA - THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú (NSND, NSƯT) (trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022). Bộ VHTT&DL có Công văn số 1033 gửi 9 hội văn học - nghệ thuật chuyên ngành trung ương là Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đề nghị báo cáo và cung cấp một số nội dung liên quan đến đối tượng "người sáng tạo tác phẩm văn hóa - nghệ thuật" thuộc lĩnh vực chuyên ngành, trong đó đề xuất cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn và cách tính thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật của từng đối tượng.

Phóng viên: Liên quan đến việc Bộ VHTT&DL xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT (trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022), theo đó bổ sung đối tượng “người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật” bên cạnh “nghệ sĩ biểu diễn”. Quan điểm của ông như thế nào về việc mở rộng đối tượng xét danh hiệu NSND, NSƯT? 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội: Quốc hội vừa ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hiện nhập quốc tế.

Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng, việc mở rộng đối tượng NSND, NSƯT để chúng ta bao quát, đánh giá hết đóng góp của các nghệ sĩ đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong phong trào thi đua, khen thưởng, phù hợp với bối cảnh phát triển văn hóa, nghệ thuật trong tình hình mới, từ đó động viên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành động lực lớn góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị trong mặt trận văn hóa, nghệ thuật, giúp chúng ta bảo vệ đất nước bằng sức mạnh tinh thần từ văn hóa, nghệ thuật.

Tuy nhiên, đến ngày 10/4, Bộ VHTT&DL đã nhận được công văn phản hồi của 9/9 hội. Có 6/9 hội gồm Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam không đề xuất danh hiệu NSND, NSƯT cho "người sáng tạo tác phẩm văn hóa - nghệ thuật".

Đối với việc 6/9 Hội văn học - nghệ thuật chuyên ngành Trung ương không đề xuất nhóm đối tượng “người sáng tạo tác phẩm văn hoá nghệ thuật”, tôi hiểu lý do khi 6/9 hội văn học – nghệ thuật chuyên ngành không đề xuất xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Đây là những danh hiệu vô cùng cao quý dành tặng cho các nghệ sĩ có đóng góp quan trọng cho dòng nghệ thuật chủ đạo, từ đó định hướng cho các nghệ sĩ trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật.

Tuy nhiên, là người làm việc lâu trong ngành văn hóa, lắng nghe nhiều những trăn trở của các nghệ sĩ, tôi thấy họ rất rõ ràng trong việc đánh giá thành tích trong nghệ thuật, ở đó, nếu đánh giá tài năng qua nghệ thuật biểu diễn  thì sẽ dành cho NSND, NSƯT, trong khi đó, đánh giá tài năng qua tác phẩm sẽ dành cho giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước. Khi mọi người cùng thống nhất tài năng qua các hạng mục khen thưởng nào, điều đó sẽ dễ đánh giá, dễ nhận được sự thừa nhận của đồng nghiệp nhiều hơn.

Như vậy, các nghệ sĩ biểu diễn như diễn viên, ca sĩ... sẽ hướng tới danh hiệu NSND, NSƯT; còn các nhà văn, nhà điêu khắc... sẽ hướng đến giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. Điều này phù hợp với Điều 6. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng trong Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) là: không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Tôi cho rằng, nếu không có sự rõ ràng đó, công tác thi đua khen thưởng sẽ gặp rất nhiều khó khăn!

Phóng viên: Theo ông, cần có những giải pháp nào để việc xét tặng danh hiệu NSND, NSUT không bỏ sót những tài năng thực sự?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội: Chúng ta cần hiểu rõ hơn về bản chất của các danh hiệu Nhà nước chính là cách chúng ta tôn vinh đóng góp của văn nghệ sĩ đối với văn hóa, nghệ thuật của đất nước nói riêng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung. Trong dòng chảy của nghệ thuật, có nhiều xu hướng sáng tác, loại hình nghệ thuật khác nhau. Đảng và Nhà nước ta khuyến khích văn nghệ sĩ có đóng góp nhiều hơn đối với dòng văn học, nghệ thuật chủ đạo, để từ đó lan tỏa những giá trị quan trọng của đất nước mà chúng ta đề cao.

Đó là lý do chúng ta thấy, chúng ta đánh giá không chỉ chất lượng của các tác phẩm, tài năng của nghệ sĩ, mà còn cả đạo đức và đóng góp của họ đối với xã hội. Từ việc tôn vinh này, chúng ta định hướng sáng tác trong xã hội, tạo điều kiện để tài năng nghệ sĩ và tác phẩm của họ trở thành những tấm gương, dẫn dắt thị hiếu và đạo đức cho mỗi cá nhân công chúng và toàn xã hội. Đó cũng là lý do tại sao, chúng ta luôn muốn đánh giá khắt khe hơn đối với các nghệ sĩ, nhất là các nghệ sĩ đã được tặng thưởng các danh hiệu Nhà nước.

Tuy nhiên, đúng là chúng ta đang thấy có những lo lắng nhất định khi có những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu nhưng không để lại nhiều ấn tượng trong lòng công chúng, kể cả những người làm nghề. Nếu như những NSND, NSƯT ở những đợt đầu đều là những cây đa, cây đề, có những tác phẩm còn mãi với thời gian thì một số NSND, NSƯT gần đây để lại những băn khoăn trong dư luận.

Vì thế, tôi nghĩ rằng, chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng giải thưởng để lựa chọn ra đúng người ưu tú, xứng đáng với danh hiệu cao quý. Điều quan trọng là chúng ta đã thông qua được Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) làm cơ sở để có khung pháp lý nâng cao chất lượng các giải thưởng. Chúng ta cần tạo điều kiện, môi trường tốt để các nghệ sĩ có thể thi thố tài năng, tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật xứng tầm thời đại Hồ Chí Minh thông qua những chế độ, chính sách về lương, phụ cấp, tổ chức các sự kiện, cuộc thi nghệ thuật quốc gia và quốc tế; tăng cường hơn nữa vai trò của các hội nghệ thuật chuyên ngành trong việc phát hiện, bồi dưỡng tài năng. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tìm được ra nhiều nhân tài hơn trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, bảo đảm chất lượng cho các danh hiệu Nhà nước trong lĩnh vực đặc biệt tinh tế và nhạy cảm của xã hội này.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương - Nghĩa Đức