Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7af851a1-09bc-90f0-19a0-5165c8ad788e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HOÀNG QUỐC KHÁNH: QUY ĐỊNH RÕ NGUYÊN TẮC, THỜI ĐIỂM THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ, THẢM HỌA

30/05/2023

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự đại biểu Hoàng Quốc Khánh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về nguyên tắc, thời điểm thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố thảm họa, và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ thống kê, đánh giá.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 24/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Làm rõ nguyên tắc, thời điểm thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố, thảm họa

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự đại biểu Hoàng Quốc Khánh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cho biết, dự thảo luật trình tại kỳ họp này đã được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra chỉnh lý, tiếp thu rất nhiều ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và tại Hội nghị đại biểu chuyên trách, đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ và tính khả thi cao.

Phát biểu thêm một số ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu cho biết về thống kê đánh giá thiệt hại, quy định tại Điều 29 dự thảo, đây là biện pháp hoạt động khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa do các Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cấp bộ, địa phương và Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thực hiện. Việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai có rất nhiều khâu, như điều tra, thu thập hồ sơ, tài liệu; xây dựng biểu mẫu, số liệu kiểm tra; phân tích tổng hợp; ước tính thiệt hại và đề xuất các phương án hỗ trợ. Theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 43 ban hành năm 2015.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châ

Dự thảo luật lần này quy định về cơ quan có trách nhiệm phải thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra, song chưa thấy quy định cách thức tổ chức thực hiện thống kê, đánh giá. Để có căn cứ cho việc thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại theo quy định trên, đảm bảo đánh giá đầy đủ, chính xác, kịp thời về thiệt hại và đề xuất phương án hỗ trợ, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về nguyên tắc, thời điểm thống kê, đánh giá và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ thống kê, đánh giá, việc quy định cụ thể có thể giao cho Chính phủ hoặc Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện.

Về nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ quy định tại Điều 31, khi có sự cố, thảm họa, việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện từ tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố, thảm họa là hoạt động hết sức nhân văn, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Thực tế những năm qua, ở nhiều nơi khi có thiên tai, lũ lụt xảy ra gây thiệt hại lớn về tài sản và người, cụ thể nhất là trong đợt dịch COVID-19 vừa qua thì các cấp, các ngành, cá nhân trong cả nước theo sự kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc tự mình tổ chức quyên góp ủng hộ, hỗ trợ rất lớn về tiền, hiện vật, nhất là các mặt hàng thiết yếu như: Lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn, chuyển qua chính quyền hoặc trực tiếp mang đến nơi bị thiệt hại do thiên tai.

Theo đại biểu, mặc dù có sự phối hợp với chính quyền nhưng do thường tập trung ủng hộ vào cùng thời điểm, cùng mặt hàng, chủ yếu là mặt hàng thiết yếu cho nên có nơi vượt quá nhu cầu của người dân, trong khi có nơi lại thiếu hoặc chưa phù hợp với nhu cầu của người dân, nên việc sử dụng không hết hoặc bị hư hỏng do không quản lý tốt hoặc một số mặt hàng do thời hạn sử dụng quá ngắn phải bỏ đi, rất lãng phí và giảm ý nghĩa của việc ủng hộ, hỗ trợ. Tại điểm d khoản 1 điều luật trên có quy định phải có sự phối hợp với chính quyền địa phương trong thực hiện ở cơ sở việc hỗ trợ này. Tuy nhiên, để quy định chặt chẽ hơn, đảm bảo công tác cứu trợ, hỗ trợ kịp thời, đúng nhu cầu và tránh lãng phí, đề nghị thiết kế gộp điểm d, điểm đ và điểm đ khoản 1 Điều 31 thành một điểm, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm phải phối hợp của chính quyền địa phương và nhất là việc điều phối cứu trợ, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nhưng phải phù hợp với nhu cầu của nơi bị thiệt hại, tránh lãng phí.

Quy định rõ trách nhiệm thẩm định kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ Quốc phòng

Về hoạt động chỉ đạo, điều hành trong phòng thủ dân sự quy định tại Điều 32, khoản 3 có quy định chuẩn bị phương án ứng phó, phân công cán bộ kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố thảm họa. Đại biểu đề nghị cần làm rõ từ “cán bộ” như quy định trên dự thảo luật là theo Luật Cán bộ, công chức hay được hiểu đây là lực lượng của Ban Chỉ huy các cấp thực hiện, nếu quy định là “cán bộ” đi kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa là không khả thi. Do đó, để thuận lợi cho tổ chức thực hiện, đề nghị cơ quan soạn thảo nên quy định theo hướng mở, thay vì phân công cán bộ kiểm tra địa bàn bằng việc tổ chức kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa và viết lại khoản 3 điều này thành: “Chuẩn bị phương án ứng phó tổ chức kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa”.

Toàn cảnh phiên họp

Về Quỹ phòng thủ dân sự quy định tại Điều 41, đại biểu đồng thuận theo phương án 2 và cũng như Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về thẩm định kế hoạch phòng thủ dân sự thì được giao cho Bộ Quốc phòng thực hiện quy định tại khoản 6 Điều 44, theo quy định tại Điều 12 kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 5 năm và được điều chỉnh hằng năm khi cần thiết, bao gồm kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, kế hoạch phòng thủ dân sự cấp bộ và kế hoạch phòng thủ dân sự địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành. Như vậy, số lượng kế hoạch ban hành trong cả nước là rất lớn, chưa kể có điều chỉnh hằng năm, việc giao cho Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch phòng thủ dân sự là đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng trong dự thảo luật cần bổ sung rõ hơn trách nhiệm của Bộ Quốc phòng thẩm định những nội dung nào còn lại phân cấp cho cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện những nội dung nào. Trong dự thảo luật chưa thấy nêu vấn đề này.

Minh Thành