Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 66e751a1-59fb-90f0-19a0-5e1c53c10a34.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ SỬU: CẦN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ NHÂN LỰC CHO GIÁO DỤC Ở KHU VỰC MIỀN NÚI, DÂN TỘC THIỂU SỐ

23/02/2023

Bên cạnh nhiều kết quả tích cực, lĩnh vực giáo dục ở khu vực miền núi, dân tộc thiểu số vẫn có khoảng cách khá lớn với giáo dục ở miền xuôi. Bàn về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng cần tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục; có những chính sách đãi ngộ thu hút người giỏi đến công tác, cống hiến cho giáo dục miền núi.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM: LUÔN ƯU TIÊN CAO NHẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN, BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI

Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, thời gian qua giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có những tiến bộ rõ rệt, giảm đáng kể tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học và tăng tỷ lệ học sinh hoàn thành, tốt nghiệp các cấp học. Tuy nhiên, ngành giáo dục ở các địa phương này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập khi khoảng cách chênh lệch với giáo dục miền xuôi vẫn còn khá lớn, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thời gian gần đây, các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có những chuyển biến rõ nét. Mạng lưới, quy mô trường lớp các cấp học từ mầm non đến phổ thông tăng; số lượng trường học, phòng học kiên cố ngày càng nhiều. Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục được đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện cho các trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và hoàn thiện dần mạng lưới cơ sở giáo dục ở các địa phương. Cùng với đó, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi ngày được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế

Ngoài ra, từ khi có mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và các chính sách hỗ trợ đi kèm, vấn đề tiếp cận công bằng trong giáo dục và chất lượng giáo dục đại trà ở các địa phương này đã được cải thiện đáng kể. Chất lượng giáo dục ngày một đi lên cũng là điều kiện tạo nguồn cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khó khăn. Và chúng tôi rất vui mừng khi ở nhiều vùng sâu, vùng xa có các cá nhân điển hình trên nhiều lĩnh vực, các nhà khoa học, giảng viên là người miền núi, dân tộc thiểu số. Đây là thành quả của sự đầu tư phát triển giáo dục đối với các địa phương này. Đặc biệt, từ các cá nhân điển hình đã thôi thúc, tạo sức lan tới cộng đồng chăm chỉ phấn đấu, vươn lên.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, nhờ chủ trương, đường lối của Đảng cùng với các chính sách pháp luật của Nhà nước, người dân, đặc biệt là học sinh các vùng này đã được mở rộng cơ hội tiếp cận với sự phát triển, nền văn minh của thế giới nói chung và quốc gia nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những nét khởi sắc trên, giáo dục miền núi vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, trước hết đến từ sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên. Mỗi lần có thiên tai, mưa lớn kèm với lũ quét, sạt lở đất tàn phá bản làng dọc các tỉnh từ miền núi phía Bắc vào đến miền Trung. Để lại sau đó, nhiều điểm trường đã biến mất sau lũ, nhiều phòng học kiên cố bị vùi lấp trong bùn và đất đá, phần lớn trang thiết bị dạy- học của thầy và trò bị phá hủy ... khiến cho cơ sở vật chất của giáo dục vùng cao vốn đã thiếu thốn lại càng thiếu và yếu hơn. Những lúc như vậy, việc học của học sinh sẽ bị gián đoạn, địa phương và Nhà nước sẽ phải đầu tư kinh phí để khôi phục trường, lớp. Giáo viên, đặc biệt là các giáo viên từ miền xuôi lên và học sinh khó mà an tâm với việc dạy và học.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cũng cho biết, trang thiết bị dạy học ở các trường vùng cao chậm đáp ứng được nhu cầu công nghệ thông tin hiện đại. Đặc biệt, tác động của dịch Covid-19 bắt buộc học sinh phải tiến hành học trực tuyến bằng thiết bị thông minh và mạng internet. Tuy nhiên, rất nhiều hộ gia đình ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số khó khăn không đáp ứng được điều kiện cho con học. Vì vậy, nhiều học sinh không theo được chương trình học, chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng, không đồng bộ.

Cần có chính sách đãi ngộ thu hút người giỏi đến công tác, cống hiến cho giáo dục miền núi

Một khó khăn khác đến từ nhận thức và nhu cầu học tập của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao cộng thêm những thiếu thốn trong đời sống vật chất và rào cản từ giao thông đi lại khiến tỷ lệ học sinh ra lớp đúng độ tuổi còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự kết hợp ba môi trường là nhà trường - gia đình - xã hội chưa có sự duy trì thường xuyên nên đôi khi mất rất nhiều thời gian thuyết phục, tuyên truyền để đạt được sự đồng bộ, đồng thuận cho vấn đề giáo dục con em của mình, tương lai của đất nước.

Đại biểu chia sẻ, do điều kiện khách quan, tương đối khó tạo môi trường học tập mang tính chất cạnh tranh, không có nhiều môi trường, nhiều mô hình, cách học tập như ở thành thị cho học sinh lựa chọn. Chưa kể, do điều kiện thiếu thốn, việc học sinh các vùng này xem được thông tin về các gương điển hình còn ít ỏi. Vì vậy, việc học tập nhau, nêu gương và noi gương còn hạn chế.

Cùng với đó, việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn. Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giai đoạn 2023-2030” đang hoàn thiện được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa các nhóm tuổi trong bậc mầm non. Tuy nhiên, việc tiến hành phổ cập còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với các khu vực khu vực vùng cao, biên giới do không đáp ứng được điều kiện về cả nhân lực lẫn vật lực.

Nguồn giáo viên, tập thể lãnh đạo quản lý về vùng miền núi, dân tộc thiểu số cống hiến còn hạn chế cùng là một khó khăn đang đặt ra. Đặc biệt, nguồn lực chất lượng cao khó chọn miền núi để làm nơi công tác. Họ thường có xu hướng chọn thành thị - nơi có nhiều đãi ngộ, nhiều môi trường để lựa chọn thử sức, cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội để nâng chất lượng của mình lên.

Qua nhiều lần tham gia cùng các đoàn giám sát, đại biểu cho rằng, ngành giáo dục các tỉnh vùng dân tộc thiểu số, miền núi hầu hết phải đối diện với tình trạng thiếu giáo viên mầm non. Hơn nữa, năng lực và chuẩn đào tạo, kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáo vùng cao còn yếu, các thầy cô chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận phương pháp giảng dạy mới…

Đề ra những giải pháp như thế nào để khắc phục tình trạng trên, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng ngành giáo dục nói chung và Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng cần có sự rà soát nghiêm túc, kỹ lưỡng các chính sách đã ban hành dưới hình thức luật, nghị định, hướng dẫn liên quan đến kế hoạch tài chính, đầu tư, xây dựng,...để tránh chồng chéo chính sách, lãng phí nhiều mặt. Cần phải xác định, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển nên cần tính toán, đặt ra mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để hoàn thành tốt nhất định hướng đề ra ban đầu.

Để Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện đúng định hướng đặt ra, cần trang bị đầy đủ, kịp thời các trang thiết bị phục vụ chương trình. Dù đã có các hướng dẫn sử dụng trang thiết bị rất chi tiết và đầy đủ nhưng đến nay, việc cung ứng trang thiết bị chương trình mới vẫn không thể theo kịp thời gian bắt đầu thực hiện. Các trường học được xây dựng thành lập lâu năm thì vẫn còn những trang thiết bị cũ có thể kế thừa nhưng sự kế thừa sẽ không nhiều vì phương pháp của chương trình mới khác với chương trình cũ. Vì vậy, cần có chính sách hướng dẫn cụ thể việc mua bán và cung cấp thiết bị công để có sự thực hiện, cung ứng đồng bộ.

Ngoài ra, để giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số phát triển, đại biểu đề nghị các cấp, các ngành cần tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục; có những chính sách đãi ngộ thu hút người giỏi đến công tác, cống hiến cho giáo dục miền núi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách pháp luật về giáo dục căn cốt, tổng thể, toàn diện để làm nền tảng pháp lý phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong từng giai đoạn.

Minh Hùng

Các bài viết khác