Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 997766a1-39e0-90f0-dd35-d86910398cd6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ KIM ANH: TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT VIỆC TRIỂN KHAI CÁC LUẬT, NGHỊ QUYẾT ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 4

15/11/2022

Để các luật, Nghị quyết được thông qua áp dụng hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho rằng, các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường hoạt động giám sát tình hình triển khai các luật cũng như là đánh giá quá trình thực thi văn bản thông qua báo cáo, tiếp xúc cử tri...

QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN (SỬA ĐỔI) CÙNG 02 NGHỊ QUYẾT VÀ HỌP PHIÊN BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 4, QUỐC HỘI KHOÁ XV

Sau 21 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả biểu quyết thông qua 06 luật, 12 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp, thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý và cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

Ngoài ra, Quốc hội cũng đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về nhân sự, kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước; xem xét các báo cáo về kiến nghị của cử tri, công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án, phòng, chống tham nhũng và giải quyết các kiến nghị của cử tri cùng một số nội dung quan trọng khác.


Quốc hội khóa XV hoàn thành Kỳ họp thứ 4 với kết quả thông qua 06 luật, 12 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp, thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý và cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

Đánh giá về Kỳ họp này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Ninh cho rằng, kỳ họp được chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học với trách nhiệm cao nhất. Để đảm bảo việc luật có hiệu lực, hiệu quả được tổ chức thực thi trong thực tiễn là một việc rất quan trọng. Theo đó, các cơ quan của Quốc hội sẽ thông qua hoạt động giám sát, xem xét tình hình triển khai các luật được thông qua để áp dụng hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn cũng như là đánh giá quá trình thực thi văn bản thông qua báo cáo, tiếp xúc cử tri, làm việc với các cơ quan, Bộ ngành.

Phóng viên: Quốc hội khóa XV vừa hoàn thành chương trình Kỳ họp thứ 4. Đại biểu có thể cho biết nhận xét về Kỳ họp này?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh: Tôi đánh giá cao việc Quốc hội chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4 được tương đối kỹ lưỡng và khoa học. Các đại biểu làm việc khá bận rộn nhưng rất khẩn trương. Thông qua thảo luận tại hội trường và tại Tổ, các đại biểu đã nghiên cứu, thu thập các thông tin từ cử tri để từ đó phản ảnh tới nghị trường. Tôi cũng đánh giá là các đại biểu đại diện của các cơ quan vùng miền, dân tộc đã thể hiện được nguyện vọng, tâm tư của cử tri với tính đại diện, bao quát cao.


Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh.

Trong quá trình kỳ họp Quốc hội này có phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong 2,5 ngày. Tôi đánh giá 4 Tư lệnh ngành đã thẳng thắn, chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại mà ngành, lĩnh vực chưa thực hiện được trong thời gian qua. Từ nhận định được đúng tình hình như vậy, các Tư lệnh ngành đã cam kết trước cử tri, đại biểu Quốc hội trong thời gian tới cải thiện ngành mình quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Các đại biểu chất vấn rất thẳng thắn, ngắn gọn, phản ảnh những vấn đề thời sự mà cử tri quan tâm.

Phóng viên: Trong Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 06 luật, 12 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp, thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý và cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác. Đại biểu có nhận xét gì về Quốc hội cho ý kiến, thông qua các dự án luật, nghị quyết đó?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh: Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 06 luật, 12 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp, thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý và cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác. Tôi đánh giá là với thời lượng họp không phải dài nhưng số lượng văn bản quy phạm pháp luật thì rất lớn. Các luật này đều là những luật mang tính thời sự, đáp ứng yêu cầu thực tiễn mà cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi trong luật. Trong quá trình đóng góp ý kiến, các đại biểu đã nêu lên những vấn đề có tính chuyên môn sâu trên tinh thần trách nhiệm cao.


Các đại biểu Quốc hội khóa XV tham dự Kỳ họp thứ 4.

Trong quá trình chỉnh sửa luật, các cơ quan được giao chủ trì thẩm tra các dự án luật cũng như là cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan Chính phủ rất cầu thị, lắng nghe và tiếp thu đầy đủ các nội dung mà các đại biểu quan tâm. Có sự thay đổi một cách quyết liệt là có thể đến sát với thời gian chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua thì các dự án Luật vẫn được tiếp tục chỉnh lý. Ví dụ liên quan đến dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở hay là dự án Luật Thanh tra thì đến thời gian cuối, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tổ chức họp.

Đặc biệt, đối với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), với yêu cầu của lĩnh vực y tế, những thách thức, thực tiễn đặt ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định là đề nghị Quốc hội xem xét lùi một kỳ họp nhưng vẫn đảm bảo là ngày 01/01/2024 là Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực. Đặc biệt, tôi đánh giá cao dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong các dự án luật mà cử tri và đại biểu Quốc hội mong chờ nhất nên cần thiết phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng vì lĩnh vực đất đai là lĩnh vực mà tác động tới tất cả người dân, tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Chính vì vậy, Quốc hội đã quyết định riêng đối với dự án Luật đất đai sẽ trình tuần tự, thủ tục là xem xét thông qua ba kỳ họp.

Các cơ quan của Chính phủ cũng như các Ủy ban của Quốc hội rất khẩn trương lấy ý kiến bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều hội nghị, hội thảo đã phản ảnh tới nghị trường các ý kiến thể hiện nội dung, ý chí của tất cả các vùng miền, các ngành để làm sao Luật Đất đai khi được xem xét, thông qua phải giải quyết những điểm nghẽn, ách tắc trong thời gian qua, tạo sự thông thoáng nhưng quản lý chặt chẽ để giúp quản lý tài nguyên của đất nước hiệu quả và hiệu lực hơn.


Các đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua dự án Luật. 

Phóng viên: Để các luật, nghị quyết đã được Quốc hội biểu quyết thông qua trong Kỳ họp này đi vào thực tiễn cuộc sống được hiệu quả thì theo đại biểu, các bộ, ngành cũng như là các cơ quan của Quốc hội  cần có sự rà soát, hậu kiểm như thế nào, thưa đại biểu?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh: Việc đảm bảo việc luật có hiệu lực, hiệu quả được tổ chức thực thi trong thực tiễn là một việc rất quan trọng. Khi luật được Quốc hội thông qua thì các cơ quan  của Chính phủ cũng đã tổ chức nghiên cứu và hoàn thiện văn bản hướng dẫn quy định chi tiết để đảm bảo là cùng thời điểm có hiệu lực của luật thì các văn bản này sẽ cũng được ban hành. Nhằm đảm bảo đảm thực thi luật một cách đồng bộ, toàn diện, các Bộ, ngành, các địa phương phải tổ chức ngay việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức để các đối tượng chịu sự tác động của văn bản hiểu rõ, tổ chức triển khai đúng theo tinh thần của luật.

Đặc biệt, các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường rà soát thông qua hoạt động giám sát, xem xét tình hình triển khai để các luật, Nghị quyết được thông qua áp dụng hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn cũng như là đánh giá qúa trình thực thi văn bản thông qua báo cáo, tiếp xúc cử tri, làm việc với các cơ quan, Bộ ngành.

Ngoài ra, các cơ quan cũng phải gặp trực tiếp các đối tượng chịu sự tác động của văn bản để lắng nghe và xem là việc thực thi văn bản ấy đã được thực hiện trong thực tế hay chưa. Từ đó, xem các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ đã phù hợp, đầy đủ chưa và cũng soi chiếu lại xem các nội dung quy định trong luật đã thực sự là phù hợp hay không để trong quá trình sắp tới tiếp tục có những ý kiến để sửa đổi, bổ sung, làm sao cho các văn bản pháp luật đã được ban hành thì phải bảo đảm thực thi trong thực tế.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan