Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 898f66a1-7931-90f0-dd35-d5aa2bd4001a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI): RÀ SOÁT KỸ LƯỠNG TRÁNH LỢI DỤNG, LẠM DỤNG CHỈ ĐỊNH THẦU

07/11/2022

Tại phiên thảo luận Tổ 7 chiều 7/11 về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo rà soát, nghiên cứu bổ sung thêm một số trường hợp chỉ định thầu.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 7: KẾT QUẢ TÍCH CỰC TRONG PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2022 LÀ NỖ LỰC CỦA CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 7

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở 05 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua, gồm 10 Chương, 98 Điều. So với Luật Đấu thầu năm 2013, Luật này đã sửa đổi 75 điều, bổ sung mới 21 điều, giữ nguyên 02 điều, bãi bỏ 12 điều. Cụ thể, Luật đã có sửa đổi về phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; đơn giản hóa quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu; hoàn thiện chính sách đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước, sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu; phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đấu thầu...

Qua thảo luận, các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành;… Đồng thời, việc sửa đổi cũng nhằm nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức; cắt bỏ một số thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt ở cấp trung gian không cần thiết; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân định rõ trách nhiệm trong đấu thầu; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đấu thấu, lựa chọn nhà thầu và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

Đối với quy định chỉ định thầu (Điều 21), dự thảo Luật quy định 10 trường hợp chỉ định thầu. Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, điều này là chưa thực sự phù hợp với mục tiêu “nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế”. Do vậy, cần giới hạn việc áp dụng chỉ định thầu với các trường hợp đặc thù: Dự án cấp bách; Đảm bảo bí mật liên quan đến an ninh, quốc phòng; Đầu tư mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp; Các trường hợp đặc thù gắn với việc đảm bảo yêu cầu đồng bộ về công nghệ, nghiên cứu thử nghiệm, mua bán bản quyền sở hữu trí tuệ. Đề nghị Chính phủ rà soát cụ thể từng trường hợp, đánh giá tác động của các trường hợp này để bảo đảm mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Đấu thầu đã đặt ra, tránh việc lợi dụng, lạm dụng chỉ định thầu.

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình 

Góp ý về nội dung này, đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị cần rà soát nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính hiệu quả trong chỉ định thầu, đồng thời nghiên cứu bỏ quy định chỉ định thầu đối với một số trường hợp và bổ sung thêm một số trường hợp khác được phép chỉ định thầu cho phù hợp với thực tiễn.

Cũng theo đại biểu, tại điểm d, Điều 21, dự thảo bổ sung thêm một gói thầu tái định cư. Tuy nhiên,  đề nghị bỏ quy định này, không áp dụng  chỉ định thầu bởi vì nếu bản chất cuả gói thầu tái định cư thuộc diện cấp bách cần phải làm đề phòng, chống thiên tai; để di dời bà con nhân dân do thiên tai, dịch bệnh hoặc do vấn đề cần phải tái định cư ngay, không có thời gian tiến hành đấu thầu rộng rãi thì gói thầu này lại nằm trong trường hợp là thiên tai, bất khả kháng được chỉ định thầu.

Đồng thời, đại biểu Phan Thái Bình cũng đề nghị cần rà soát tất cả các quy định trong Luật Đấu thầu có mâu thuẫn, chồng chéo với một số luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Dầu khí và nhiều luật chuyên ngành khác. Theo đại biểu, cần phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong nội tại Luật và thống nhất với các luật khác có liên quan.

Đại biểu Đỗ Đức Duy, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái

 Đồng tình với việc bổ sung thêm một số trường hợp chỉ định thầu, đại biểu Đỗ Đức Duy, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái nêu trường hợp, khi gói thầu cung cấp dịch vụ trên một địa bàn, một khu vực chỉ có một nhà thầu cung cấp. "Việc lựa chọn các nhà thầu cung cấp dịch vụ như thu gom, xử lý rác thải đô thị hoặc là duy trì môi trường đô thị, hoặc chăm sóc công viên cây xanh; thực tế có nhiều trường hợp trên địa bàn của một đô thị chỉ có một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó, nếu như thực hiện quy trình đấu thầu thì thường vừa mất thời gian và thường không kịp để thực hiện phù hợp với năm tài chính, khi mà ngay từ ngày đầu tiên của năm tài chính chúng ta phải có nhà thầu thực hiện dịch vụ này. Nhưng nếu chúng ta thực hiện thủ tục đấu thầu thì sẽ mất thời gian hàng tháng, việc này xảy ra ở nhiều địa phương và rất vướng mắc. Các dịch vụ công ích, tôi cho rằng khi chỉ có một nhà thầu thì nên áp dụng hình thức chỉ định thầu” - đại biểu nêu ví dụ.

Về hình thức chỉ định thầu, đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất cao với quy định cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn. Đại biểu cho rằng, với các gói thầu về tư vấn thiết kế hoặc tư vấn lập quy hoạch, giá gói thầu đã được quy định dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật rất chặt chẽ theo pháp luật xây dựng; năng lực của các nhà thầu phù hợp với từng quy mô gói thầu cũng đã được quy định rõ ràng, minh bạch và được công bố công khai. Việc lựa chọn các gói thầu tư vấn thực chất là sản phẩm của gói thầu được hình thành trong tương lai và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các nhà thầu; khi lựa chọn hình thức đấu thầu thì kinh phí tiết kiệm so với trường hợp chỉ định thầu không lớn, nhưng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới tiến trình thực hiện dự án đầu tư. Nếu như chúng ta chỉ định thầu rút ngắn thời gian thực hiện các gói thầu tư vấn, dự án sớm đưa vào khai thác vận hành sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn.

Ngoài ra, đại biểu tỉnh Yên Bái cũng đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về kiến trúc và pháp luật về quy hoạch xây dựng theo hướng: đối với các công trình kiến trúc quy mô lớn, quan trọng và đối với các đồ án quy hoạch xây dựng quan trọng cần tổ chức thi tuyển để lựa chọn tư vấn, có phương án kiến trúc tối ưu hoặc có ý tưởng quy hoạch, đồ án quy hoạch tốt và khi đó sẽ tiến hành chỉ định các nhà thầu.

Về quy định chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án trúng tuyển theo quy định pháp luật về kiến trúc, đại biểu đề nghị bổ sung thêm quy định đối với trường hợp thi tuyển ý tưởng, đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.

 Đại biểu Hoàng Đức Chính, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình 

Góp ý về quy định về chỉ định thầu tại Điều 21 của dự thảo Luật, đại biểu Hoàng Đức Chính, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về gói thầu tái định cư để đảm bảo thống nhất, đầy đủ khi áp dụng Luật.

Theo đại biểu Hoàng Đức Chính, dự thảo Luật hiện chưa làm rõ việc thực hiện chỉ định thầu được thực hiện đối với gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia hay chỉ định thầu theo Nghị quyết của Quốc hội. Do đó, đại biểu đề nghị dự thảo cần bổ sung quy định cụ thể nội dung trên để tạo thuận lợi hơn về cơ chế trong triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, việc quy định các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là một trong các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu là chưa phù hợp với mục tiêu đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu. Do vậy, đại biểu lưu ý, để tránh tình trạng chỉ định thầu tràn lan, Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định về phạm vi áp dụng các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,…

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cho rằng, tại điểm k, khoản 1 quy định “Gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”, Chính phủ cần quy định hạn mức không cao hơn hơn hạn mức quy định trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP; Đánh giá kỹ lưỡng quy định tại điểm h, khoản 1 quy định chỉ định thầu đối với “Gói thầu thực hiện các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay theo Nghị quyết của Quốc hội” để quy định chặt chẽ,…./.

Lê Anh - Trọng Quỳnh