Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 379766a1-7942-90f0-dd35-df79a021aa90.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM TRỌNG NGHĨA: CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG LỰC, TRUNG TÂM, MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

22/07/2022

Dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội cho rằng chúng ta phải lấy con người là động lực, trung tâm, mục tiêu của chính sách an sinh xã hội.

Lấy con người là động lực, trung tâm và mục tiêu của sự phát triển luôn là quan điểm rõ ràng được thể hiện trong mô hình phát triển của Việt Nam xuyên suốt quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Trong tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.”

Thực tế, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định, vị trí, vai trò quan trọng của nhân tố con người với tư cách là yếu tố quyết định sự phát triển, nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất, phải được trân trọng và bảo vệ. Mục tiêu cao nhất của mọi chính sách phát triển về kinh tế - xã hội cũng vì con người, hướng tới bảo đảm an sinh và cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân. Do vậy, chính sách an sinh xã hội phải ngày càng phát triển, mở rộng để làm cơ sở tốt hơn cho việc người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều hơn từ sự phát triển của đất nước.

Quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội cho biết, trên thế giới, quyền được hưởng an sinh xã hội là một trong những quyền con người cơ bản, được xếp vào nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, được ghi nhận trong Điều 22 (đồng thời được nhắc đến trong Điều 25) của Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền (UDHR) năm 1948. Ở nước ta, quyền được hưởng an sinh xã hội lần đầu tiên được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 với tư cách là một quyền cơ bản của công dân. Cụ thể, Điều 34 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Như vậy, mọi công dân Việt Nam đều có quyền được hưởng an sinh xã hội, không phân biệt giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp, thành phần xã hội.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn,  Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội

Nhận định Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới ghi nhận quyền hưởng an sinh xã hội trong Hiến pháp, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa chỉ ra rằng, hệ thống an sinh xã hội ở nước ta vẫn còn một số bất cập. Cụ thể, an sinh xã hội của Việt Nam đã và đang tiếp cận dựa trên quyền theo hướng phổ quát, bao phủ toàn dân, nhất là về y tế, giáo dục. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư cho an sinh xã hội còn hạn chế nên vẫn phải tập trung ưu tiên trước hết cho nhóm người nghèo, đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số... Vì vậy, độ bao phủ của an sinh xã hội còn thấp.

Bên cạnh đó, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay được xây dựng theo mô hình đa tầng, tuy nhiên, mối quan hệ và gắn kết cũng như chia sẻ giữa các trụ cột và các tầng an sinh xã hội chưa thật chặt chẽ để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân. Chính sách an sinh xã hội phải bảo đảm cho mọi người dân có mức sống tối thiểu theo chuẩn quốc gia. Mặc dù vậy, trên thực tế, do nguồn lực hạn chế, chính sách an sinh xã hội vẫn chưa bảo đảm cho mọi người dân có mức sống này và từng loại chính sách lại có các chuẩn khác nhau, như mức chuẩn nghèo, mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức chuẩn bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản. Do đó, hệ số bỏ sót đối tượng còn lớn, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân sống dưới mức sống tối thiểu.

Đối với định hướng phát triển hệ thống an sinh xã hội trong thời gian tới, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, hệ thống an sinh xã hội ở nước ta phải đối mặt với 4 thách thức cơ bản, trước hết là thách thức về già hóa dân số. Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số kể từ năm 2017 khi tỷ lệ người cao tuổi đã chiếm 10% dân số cả nước. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2036 và dân số rất già vào năm 2056. Mô hình an sinh xã hội dựa trên nguyên tắc thế hệ đi làm chăm sóc cho thế hệ cao tuổi không đi làm sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh gây sức ép lên hệ thống an sinh xã hội.

Cùng với đó, thách thức về “bẫy thu nhập trung bình” làm giảm nguồn lực cho an sinh xã hội. Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, việc Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình là một cơ hội, điều kiện quan trọng đối với phát triển hệ thống an sinh xã hội giai đoạn 2021-2030. Song, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thuộc nhóm thấp và đối diện với những thách thức lớn phải vượt qua về tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội để không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Vấn đề đặt ra là phải tập trung nguồn lực và có giải pháp đột phá để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP bình quân đầu người, từ đó mới có tiền đề và điều kiện cơ bản để thực hiện một chính sách an sinh xã hội tiếp cận dựa trên quyền theo hướng bao phủ toàn dân được Hiến pháp quy định.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cũng cho rằng, thách thức về tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu, nhất là xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, sẽ dẫn đến gia tăng tần suất và mức độ cực đoan của các hiện tượng thiên nhiên, như hạn hán, lũ lụt, bão, sóng thần, kéo theo nó là các thảm họa đối với con người, với hoạt động sản xuất... Việt Nam được dự báo là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đối với cả nước. Biến đổi khí hậu là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là bảo đảm an sinh xã hội. Thêm vào đó, thách thức của an ninh phi truyền thống khác như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng nếu không được quản trị tốt sẽ hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã hội. Các nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt lao động trong khu vực phi chính thức càng khó khăn hơn, tạo thách thức lớn cho hệ thống an sinh.

Để vượt qua những thách thức này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, cần phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng - cơ hội có một không hai trong "vòng đời" của quốc gia và với các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm bảo vệ, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực - tài sản quý nhất của quốc gia. Đồng thời, hoàn thiện pháp luật, tiếp tục thể chế hóa tố hơn nữa việc ghi nhận, bảo đảm và thúc đẩy quyền được bảo đảm an sinh xã hội trong Hiến pháp.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị phát triển và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, cân bằng với phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc xã hội đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ ngày càng tăng của người dân; tăng đầu tư của Nhà nước cho chính sách, chương trình an sinh với quan điểm đầu tư cho an sinh xã hội là đầu tư cho phát triển và giữ vai trò nòng cốt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cũng như tăng cường hiệu quả, giảm chi phí quản lý an sinh xã hội.

Minh Hùng

Các bài viết khác