Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 0da266a1-8950-90f0-19a0-557ca30819d1.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN QUANG MINH: LẤY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH

21/07/2022

Lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân, người đại diện cho bệnh nhân như đối với các dịch vụ thương mại khác để đánh giá chất lượng công bố rộng rãi cho nhân dân để có sự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh. Đây là ý kiến của đại biểu Trần Quang Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình góp ý vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đại biểu Trần Quang Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình bày tỏ đồng tình với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Đại biểu cho rằng, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009 đã góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, khả năng tiếp cận với dịch vụ và chuẩn hóa chất lượng của hoạt động khám, chữa bệnh, góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới. Đại biểu cũng phân tích một số bất cập trong luật hiện hành và đề xuất sửa đổi, bổ sung 9 nhóm vấn đề trong dự thảo luật.

Thứ nhất, dự thảo luật lần này bổ sung thêm 3 chương về khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa và dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và điều chỉnh các nội dung quan trọng khác. Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Quang Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, vấn đề y đức trong thời gian qua chỉ được điều chỉnh thông qua quy định riêng của Bộ Y tế, trong khi đó đây là vấn đề hết sức quan trọng, được đưa vào luật và dành một chương riêng cho vấn đề này. Đại biểu khẳng định, y học nước nhà có tiến bộ, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao ngày càng nhiều, tuy nhiên không hẳn tỷ lệ thuận với y đức được nâng lên, kể cả những bệnh viện tuyến trên, những bệnh viện có tiếng tăm trong kỹ thuật y khoa, có đội ngũ y, bác sĩ có tay nghề cao cũng chưa hẳn đa số là những người có y đức và ứng xử tốt với bệnh nhân.

Bên cạnh một bộ phận cán bộ y tế tận tâm với nghề, thể hiện tinh thần hy sinh, gắn bó, ứng xử hài hòa, tận tình chăm sóc người bệnh, nhất là xông pha trong tuyến đầu để chống dịch như thời gian vừa qua, cũng còn không ít y, bác sĩ ngày càng rời xa mục đích cao cả và tôn chỉ như lời Bác Hồ đã dạy "Lương y phải như từ mẫu", không coi việc chăm sóc sức khỏe của mọi người là nghề cao quý, trái lại còn gây tâm lý ức chế, bức xúc cho không ít bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là tinh thần của bệnh nhân. Đại biểu Trần Quang Minh phân tích, mất uy tín trong ngành y tế, cuối cùng cũng là do y đức xuống cấp, đề cao cá nhân, chạy theo lợi ích trước mắt, lối suy nghĩ, bản tính tiêu cực gây nên. Vì vậy, dự thảo luật có quy định quyền được học tập, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, cũng cần bổ sung quyền được học tập, trau dồi, rèn luyện về y đức. Đại biểu cho rằng, 12 nội dung tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được Bộ Y tế quy định là khá cụ thể, cần phải được xem xét để đưa vào dự thảo luật lần này, kèm với đó là một số nội dung cơ bản về quy tắc ứng xử.

Vấn đề thứ hai, đại biểu Trần Quang Minh đề nghị ban soạn thảo quy định rõ hơn trong trường hợp nào các cơ sở y tế tiếp theo không công nhận hoặc sử dụng kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm, chiếu chụp phim, nhằm tránh lãng phí, gánh nặng cho người bệnh, gia đình người bệnh và lạm dụng quyền tùy tiện chỉ định xét nghiệm trong khám, chữa bệnh.

Đại biểu Trần Quang Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng cần quy định rõ trong luật, tránh lạm dụng quyền tùy tiện chỉ định xét nghiệm trong khám, chữa bệnh.

Thứ ba, đại biểu Trần Quang Minh cho rằng cần thể hiện rõ đối tại khoản 1 Điều 4 với nội dung: Nhà nước có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Cùng với đó là trách nhiệm của Nhà nước đối với việc đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế, dịch vụ khám, chữa bệnh để đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng đầy đủ quyền được khám, chữa bệnh và hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định.

Đại biểu Trần Quang Minh cơ bản đồng tình với dự thảo luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hệ thống cấp cứu ngoài cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn được giao quản lý như tài khoản 4 Điều 53. Tuy nhiên, cần quy định rõ về nguyên tắc, hình thức tổ chức, điều kiện hoạt động, điều kiện đảm bảo để tạo thuận lợi và hành lang pháp lý rõ ràng, nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả.

Thứ năm, đại biểu cơ bản nhất trí với Điều 81 của dự thảo luật quy định sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá có hay không xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật khi xảy ra sự cố y khoa gây tai biến đối với người bệnh mà có tranh chấp cần giải quyết theo đề nghị của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh. Tuy nhiên, đại biểu Trần Quang Minh đề nghị cần quy định rõ ràng hơn về thành phần hội đồng chuyên môn, ngoài việc mời luật sư tham gia thì người bệnh hoặc đại diện của người bệnh được mời thêm chuyên gia y tế phù hợp tham gia vào hội đồng để đảm bảo công bằng, khách quan trong đánh giá.

Thứ sáu, việc quy định thu hồi giấy phép hành nghề khi không hành nghề trong thời gian 5 năm như quy định tại điểm d mục 2 Điều 28 theo đại biểu là quá dài, sẽ không đảm bảo cập nhật, trau dồi kiến thức y khoa cũng như kỹ năng hành nghề của y bác sĩ. Hơn nữa, tại mục 2 Điều 29 quy định về nguyên tắc hành nghề là được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở nhưng không được trùng thời gian làm việc giữa các cơ sở khám, chữa bệnh là chưa đầy đủ; cần phải quy định rõ lượng thời gian được làm thêm tại các cơ sở y tế để đảm bảo sức khỏe của người hành nghề, để khi khám bệnh, chữa bệnh phải đạt chất lượng cao.

Vấn đề thứ bảy được đại biểu Trần Quang Minh góp ý đó là dự thảo luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã quy định cơ sở y tế phải đảm bảo cơ sở vật chất để kết nối với cơ quan quản lý nhà nước, nhất là công nghệ thông tin liên thông giữa các cơ sở y tế kịp thời cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên hệ theo quy định. Vì vậy, đại biểu đề nghị luật bổ sung quy định việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân, người đại diện cho bệnh nhân như đối với các dịch vụ thương mại khác, nhằm đánh giá chất lượng công bố rộng rãi cho nhân dân để có sự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh. Đồng thời, phân hạng xếp hạng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế.

Thứ tám, đại biểu Trần Quang Minh đề nghị cần bổ sung thẩm quyền cam thiệp điều chỉnh bệnh nhân trong trường hợp bệnh viện quá tải hoặc gặp sự cố ngoài ý muốn, trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhân của các cơ sở y tế được điều chuyển. Bên cạnh đó, cần bổ sung trách nhiệm chi phí cho bệnh nhân khi bệnh viện giải thể, bởi theo quy định trong dự thảo trách nhiệm của cơ sở y tế khi giải thể là chưa đảm bảo sự công bằng đối với người bệnh.

Vấn đề cuối cũng được đại biểu Trần Quang Minh góp ý đối với quy định sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam nên quy định cho cả hai hình thức, vừa khuyến khích bác sĩ thông thạo tiếng Việt vừa cho phép phiên dịch để thu hút bác sĩ nước ngoài có chuyên môn giỏi hành nghề trong nước. Tuy nhiên, cần phải có quy định rõ rằng cách thức tổ chức đánh giá năng lực giao tiếp ngôn ngữ, đặc biệt đối với việc sử dụng phiên dịch phải có ghi âm, ghi hình theo quy định để xác định rõ trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố y khoa./.

Lan Hương

Các bài viết khác