Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c9b067a1-79a9-90f0-19a0-531ffc1cbf23.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN ANH TUẤN GÓP Ý VÀO BÁO CÁO CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2016 - 2021 CỦA CHÍNH PHỦ

30/04/2021

Phát biểu trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Trần Anh Tuấn – Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh cho rằng, để nâng cao hiệu quả đầu tư công, trong thời gian tới Chính Phủ cần có các giải pháp đổi mới toàn diện, đồng bộ các luật, xây dựng kế hoạch đầu tư công theo hướng tập trung nguồn lực, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hay là cơ cấu lại nền kinh tế.

Đại biểu Trần Anh Tuấn – Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. 

Theo đại biểu Trần Anh Tuấn, trong nhiệm kỳ vừa qua, với sự quyết tâm của Chính phủ, của các ngành, tất cả những chỉ số liên quan về vĩ mô, nợ công, lạm phát, tỷ giá, lãi suất được kiểm soát ở mức hợp lý; cán cân thương mại thặng dư từ năm 2016 đến nay. Đại biểu đánh giá, kết quả đó là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc điều hành chính sách. Chính phủ đã thực hiện rất tốt chính sách về tài khóa, tiền tệ và kể cả ngoại hối nhằm đảm bảo các chỉ số vĩ mô khá ổn định. Bên cạnh đó, đại biểu Trần Anh Tuấn góp ý một số nội dung cụ thể trong thời gian tới:

Thứ nhất, về hiệu quả đầu tư, đặc biệt đầu tư công. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mặc dù đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về nhiệm vụ giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiệu quả thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Vốn đầu tư công phần nào đã được kiểm soát một cách chặt chẽ hơn. Các dự án mới được thẩm định về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, trước khi có quyết định chủ trương đầu tư. Bước đầu, việc phân bổ vốn đầu tư đã có cân nhắc rất kỹ lưỡng, cũng đã có sự ưu tiên đối với các dự án, công trình, phát triển hạ tầng lớn có tính kết nối, lan tỏa cao, bố trí cho những vùng tạo động lực phát triển và tăng trưởng mạnh. Giai đoạn 2016-2020 hiệu quả đầu tư cũng đã được cải thiện phần nào so với giai đoạn trước, chỉ số về đầu tư tăng trưởng hay gọi tắt là ICOR giai đoạn 2016-2019 ước khoảng là 4,9, thấp hơn mức 5,4 giai đoạn 2011-2015, chứng tỏ hiệu quả đầu tư cũng đã được cải thiện. Tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt là 33,7% GDP, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước giảm, trong khi đó, vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng từ 38,3% lên 45,6% năm 2020. Vốn ngân sách được sử dụng như là vốn mồi để kích hoạt, huy động mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài để tham gia phát triển.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Anh Tuấn đánh giá, hiệu quả đầu tư chưa thật sự mang lại kỳ vọng, chất lượng khâu chuẩn bị dự án đầu tư chưa thật sự tốt, hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư hay quyết định đầu tư chưa thể hiện rõ những nội dung về quy hoạch, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng chưa thật sự thuyết phục; năng lực nhà đầu tư, tính khả thi về mặt kinh tế, xã hội của dự án còn hạn chế, chính vì vậy, hồ sơ chuẩn bị đầu tư phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thẩm định, làm kéo dài thời gian thẩm định dự án.

Theo đại biểu, chất lượng thể chế quản lý đầu tư công còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là khâu lập, thẩm định, lựa chọn, đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư. Theo khung đánh giá thể chế quản lý đầu tư công của IMF thì điểm đánh giá trung bình của các chỉ tiêu của Việt Nam chỉ đạt 0,7/2 điểm, vẫn ở mức thấp so với các nước đang phát triển.

Đại biểu Trần Anh Tuấn nêu ý kiến, để nâng cao hiệu quả đầu tư công, trong thời gian tới cần có các giải pháp đổi mới toàn diện, đồng bộ các luật, trong đó, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư công theo hướng tập trung nguồn lực, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hay là cơ cấu lại nền kinh tế. Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, địa phương cần được thực hiện tốt hơn, trong đó trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành về việc hướng dẫn các thủ tục cần phải kịp thời, nhanh chóng đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng như hiệu quả đầu tư toàn xã hội.

Thứ hai, về năng suất lao động - một trong những nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế phát triển, đại biểu Trần Anh Tuấn chỉ rõ, giai đoạn 2011-2015 năng suất lao động chỉ đạt 4,35% thì năng suất lao động năm 2016 và 2020 đạt 5,8%. Tuy nhiên đại biểu Trần Anh Tuấn cho rằng năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp. Doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn cao nhưng ở các khu vực này, năng suất lao động vẫn còn thấp so với các khu kinh tế khác nên ảnh hưởng chung tới toàn bộ nền kinh tế.

Theo đại biểu Trần Anh Tuấn, muốn cải thiện tốt năng suất lao động, cần phải đầu tư mạnh cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới mô hình tăng trưởng theo kinh tế số và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất. Chú trọng đến khâu nghiên cứu, phát triển.

Hiện tại, nghiên cứu phát triển của nước ta chưa được đa số các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng đầu tư, ngân sách dành cho khoa học, công nghệ còn khiêm tốn, thấp hơn 2% GDP, thấp hơn mức bình quân của thế giới. Nhìn chung, đóng góp năng suất lao động vào GDP trong những năm qua đều tăng nhưng chưa tạo sức bật lớn trong sản xuất.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn dắt trong tăng trưởng nhưng năng suất lao động chỉ tập trung ở những sản phẩm xuất khẩu dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ còn thấp, hay chỉ ở mức trung bình, tỷ trọng công nghệ cao trong công nghiệp chế biến còn thấp chỉ trên 12%.

Khu vực có vốn nước ngoài lại hoạt động chủ yếu tập trung còn ở khâu lắp ráp, nhập linh kiện có giá trị gia tăng trong nước tương đối thấp, chưa tạo động lực lan tỏa cho khu vực trong nước phát triển nên chưa thể có sự đột phá về nâng cao năng suất lao động. Các giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại lực lượng lao động trong nền kinh tế là một trong những giải pháp cần quan tâm tiếp tục triển khai trong thời gian tới để tạo động lực cho sự phát triển năng suất lao động cho nền kinh tế.

Hồ Hương