Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8a9266a1-9997-90f0-19a0-553918e8ff85.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG QUANG THÀNH: PHÂN TÍCH SÂU NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐẠT CỦA MỘT SỐ MỤC TIÊU TRONG KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ

23/02/2021

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Dương Quang Thành – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội đã chỉ ra nguyên nhân của một số mục tiêu trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020.

Tại phiên thảo luận tổ, góp ý Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết 24 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020, đại biểu Dương Quang Thành – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội cho biết, Chính phủ cũng đã rất nỗ lực để thực hiện các nội dung liên quan đến Nghị quyết Quốc hội. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27 đưa ra 16 nhóm nhiệm vụ với 108 nhóm nhiệm vụ lớn là nhiệm vụ chi tiết giao cho các bộ ngành và địa phương thực hiện. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ cũng đã ra 234 văn bản các loại và trong đó có trình Quốc hội thông qua 26 luật và bộ luật để thể chế hóa khung pháp lý cho cơ cấu lại nền kinh tế để thuận lợi trong quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp, đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Qua báo cáo thì 22 mục tiêu cụ của Nghị quyết 24 Quốc hội đề ra thì dự kiến 15 chỉ tiêu có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức, trong đó đặc biệt là 5 chỉ tiêu mà Chính phủ đã báo cáo vượt mức và đảm bảo cho ổn định kinh tế vĩ mô, đấy là quy mô nợ công giảm mạnh từ 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống còn 55% cuối năm 2019. Quy mô nợ Chính phủ đã giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 4,8% cuối năm 2019. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm mạnh tới 44% năm 2015 xuống còn 41,6% 2016, ước 2020 chỉ còn 34%. Năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước là 45,21% vượt xa so với mục tiêu đề ra là 30% đến 35%. Dư nợ thị trường trái phiếu năm 2019 đạt 40,14% vượt xa so với mục tiêu 2020 và đạt 30% của GDP. Trong đó còn có 2 chỉ tiêu về đổi mới khoa học công nghệ đứng đầu trong 29 nền kinh tế có thu nhập bình trung thấp và đứng thứ ba các nước ASEAN và khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia so với ASEAN 4 cũng đã thu hẹp đáng kể, trong đó chỉ tiêu tiếp cận điện năng đã nằm trong top ASEAN 4.

Còn 7 mục tiêu có khả năng không hoàn thành, đại biểu Dương Quang Thành nêu rõ, trong đó chỉ tiêu không hoàn thành về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đến tháng 6 năm 2020 chỉ hoàn thành 28% kế hoạch cổ phần hóa theo danh mục đã phê duyệt trong giai đoạn 2017- 2020. Thoái vốn cũng không đạt được theo kế hoạch đề ra.

Theo đại biểu, nguyên nhân không hoàn thành ở một số mục tiêu là do nguyên nhân thứ nhất là thể chế, các văn bản sai quy định. Ở đây, trách nhiệm của các bộ, ngành trong lĩnh vực này chưa nêu rõ. Hiện nay việc thực hiện việc thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang vướng về thủ tục, về đất đai và thực hiện từ nghị định nọ sang nghị định kia lại không có giai đoạn chuyển tiếp phải làm lại từ đầu. Đại biểu nhấn mạnh cách ra các nghị định, các văn bản hướng dẫn luật hiện nay là vướng rất nhiều thứ mà nếu không căn cơ sửa lại thì chắc chắn công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước sẽ rất khó.

Hai là về cơ chế thị trường, trong báo cáo cũng nêu là do COVID-19 ảnh hưởng. Tuy nhiên COVID-19 mới xảy ra cuối 2019, đầu năm 2020, tuy nhiên thị trường vốn rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp dự kiến là làm hết thủ tục rồi nhưng khi đầu đưa ra đấu giá không có một nhà đầu tư nào mua hết, bởi vì không cạnh tranh. Thêm nữa là cách tính giá trị đất và các giá trị khác vào trong giá trị cổ phần hóa và thoái vốn là rất khó và cũng  rất cao. Hình thức đánh giá giá trị đất vào doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn đưa ra cao cho nên thị trường người ta không chấp nhận được.

Ba là, một số người đứng đầu không quyết liệt, các doanh nghiệp nhà nước rồi các tập đoàn, tổng công ty lại không quyết liệt trong cổ phần hóa. Một phần là do khi cổ phần hóa, thoái vốn rất vướng, nhưng khi vướng hỏi các bộ, các ngành thì toàn vòng vo, người đứng đầu doanh nghiệp không biết như thế nào để thực hiện được công tác thoái vốn và cổ phần hóa.

Do đó, thời gian tới, để thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước đạt được kế hoạch, đại biểu Dương Quang Thành đề nghị bổ sung và lưu ý một số vấn đề.

Thứ nhất, rà soát lại Luật 69 là Luật Đầu tư vốn nhà nước và các doanh nghiệp. Trong luật này nhiều quy định không rõ ràng và trách nhiệm của từng bộ, ngành, từng đơn vị và kể cả các cơ quan quản lý vốn nhà nước là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước hoặc các Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các tập đoàn, tổng công ty không rõ ràng trong Luật 69 nêu ra.

Thứ hai, đề nghị Chính phủ cũng sửa lại một số nghị định mà hiện nay đang vướng và đặc biệt là khi mà Luật Doanh nghiệp đã ban hành và có hiệu lực từ mùng 1/ 1/2021 như là Nghị định 10 về cơ quan quản lý vốn nhà lước thì không rõ trách nhiệm trong việc quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc là vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp không rõ ràng cho nên khi mà thực thi các công việc thì nó còn vướng. Trách nhiệm giữa các bộ, các ngành đối với doanh nghiệp khi mà bàn giao các tập đoàn, công ty sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chưa rõ trách nhiệm.

Thứ ba về xây dựng đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 phải dựa trên cơ sở thực tế của thị trường để xây dựng, xem xét đến yếu tố thị trường khi xây dựng đề án, tránh tình trạng chúng ta đưa ra các tiêu chí, các mục tiêu quá tham vọng mà thị trường không chấp nhận được.

Đại biểu cho rằng, nếu trong giai đoạn 2016-2020 thực hiện 28% thì giai đoạn 2021-2025 phải xem lại cơ cấu, đặc biệt hiện nay định nghĩa của Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối trở lên đều là doanh nghiệp nhà nước, cho nên tiêu chí thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nếu chúng ta chỉ cổ phần hóa thì thị trường chỉ chấp nhận 1% đến 2% mà nhà nước nắm giữ là 97% đến 98% thì nó không có nghĩa, trên 51% vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu cổ phần hóa, thoái vốn để cho vai trò quản trị của các cổ đông tốt hơn thì nó không thể hiện rõ. Cho nên trong đề án cần xem xét lại việc chúng ta đưa ra tiêu chí để cho phù hợp với thị trường và chúng ta thực hiện được.

Đại biểu cũng đề nghị trong tái cơ cấu lại nợ của Chính phủ tháo gỡ khó khăn bằng cách để có một cơ chế chính sách để chuyển từ bảo lãnh Chính phủ sang bảo đảm về tài sản đối với các nguồn vốn vay đã hình thành trên tài sản, khuyến khích để chuyển từ bảo lãnh Chính phủ sang bảo đảm bằng tài sản để cho các doanh nghiệp tự mang tài sản của mình để bảo đảm thế chấp để vay ngân hàng, tránh tình trạng cái gì cũng yêu cầu đề nghị là bảo lãnh của Chính phủ rồi mang tính nợ công rồi nợ Chính phủ cũng sẽ cao./.

Bảo Yến