Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 69b466a1-5999-90f0-dd35-d06faab4789c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH MAI HỒNG HẢI NÊU QUAN ĐIỂM VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (SỬA ĐỔI)

31/12/2020

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Mai Hồng Hải – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng nêu quan điểm về một số nội dung còn khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Đóng góp về một số nội dung còn khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đại biểu Mai Hồng Hải – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng cho rằng, trong dự thảo Luật đưa ra 2 phương án là phương án xác định đối tượng theo quy mô hay theo tiêu chí về mức độ tác động đến môi trường sẽ dẫn đến việc sửa đổi nhiều các điều khoản tiếp theo. Nhưng có một điểm rất khác biệt là theo phương án 1 mà xác định theo quy mô, dựa theo các luật về đầu tư thì đối tượng này được xác định, định danh ngay trong luật. Còn theo phương án 2 thì phải chờ và giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đó là khác nhau về mức độ tính pháp luật. Nội dung xác định đối tượng phải đánh giá tác động môi trường là một nội dung quan trọng, cần được quy định ngay trong luật.

Về mặt nội dung đánh giá tác động môi trường sơ bộ thì có những nội dung thì chưa thể hoặc chưa cần thiết thực hiện ở giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư. Vì vậy, đại biểu Mai Hồng Hải đề nghị nên quy định trong luật này theo hướng mở rộng và định danh đối tượng nhưng thu hẹp nội dung đánh giá sơ bộ và chỉ coi đó là một nội dung được xem xét trong báo cáo tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và không phát sinh thủ tục hành chính riêng. Cụ thể như sau: Về đối tượng thì kết hợp cả hai phương án, bao gồm toàn bộ các dự án theo phương án 1 và các dự án khác có tác động lớn đến môi trường.


Đại biểu Mai Hồng Hải - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng.

Về nội dung đánh giá tác động môi trường sơ bộ thì chỉ cần tập trung vào 3 nội dung chính. Một là, tính phù hợp của địa điểm với chiến lược quy hoạch về bảo vệ môi trường, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Hai là, đánh giá sơ bộ về công nghệ, quy mô xây sản xuất, nhận dạng và dự báo tác động môi trường chính. Ba là, đề xuất các nội dung cần tiếp tục làm rõ ở bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp dự án ít tác động đến môi trường thì chỉ cần khẳng định điều đó trong báo cáo đầu tư. Điều quan trọng để quy định đánh giá tác động môi trường sơ bộ thực sự có giá trị thì cần phải sớm hoàn thành xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để làm cơ sở đánh giá.

Về giấy phép môi trường, việc dùng một giấy phép môi trường ngay từ đầu dự án thay cho nhiều giấy phép ở các giai đoạn thực hiện sau, sẽ làm thay đổi từ nhận thức, tư duy đến hành động, cả phía cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Đây là thay đổi có tính đột phá theo hướng quy định thì đơn giản, nhưng quản lý được và có tính động viên trong công tác bảo vệ môi trường.

Quy định hiện hành với nhiều thủ tục hành chính, xin giấy phép về môi trường, làm cho doanh nghiệp có tâm lý coi đó là rào cản, phải tìm mọi cách vượt qua nhưng lại ít quan tâm thực hiện đúng giấy phép trong quá trình sản xuất. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đặt ra yêu cầu doanh nghiệp tự giác và nghiêm túc hơn trong công tác bảo vệ môi trường, còn cơ quan quản lý nhà nước thì tập trung vào hướng dẫn, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, thanh tra, kiểm tra. Kinh nghiệm từ công tác quản lý thuế là giao cho doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm, Nhà nước tập trung vào quản lý rủi ro, cho thấy đây là một hướng đi đúng.

 Vấn đề còn có ý kiến khác nhau, có tích hợp hay không tích hợp giấy phép xả thải vào nguồn nước thủy lợi. Đại biểu Mai Hồng Hải chọn phương án 1 với những lý do đã nêu trong báo cáo giải trình và đây cũng là phương án Chính phủ trình và xin bổ sung thêm việc giữ lại giấy phép xả thải vào nguồn thủy lợi thực ra là do yêu cầu quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi trường, hay do sẽ làm thay đổi quyền lợi của các cơ quan quản lý Nhà nước. Viện dẫn vì quy định của Luật Thủy lợi để giữ lại giấy phép này là không thuyết phục, vì ta có thể sửa như trong dự thảo luật này đã trình mà vẫn đảm bảo yêu cầu bảo vệ các công trình thủy lợi, vì có sự tham gia của các cơ quan quản lý công trình thủy lợi khi cấp phép chung. Tuy nhiên, có 2 điểm cần lưu ý. Một số quy định trong giấy phép hiện hành chỉ thực hiện sau khi đã hoàn thành công trình. Ví dụ, việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nay tích hợp vào 1 giấy phép môi trường được cấp khi chưa hoàn thành xây dựng thì cần rà soát nội dung giấy phép để tránh mâu thuẫn, không thực hiện được trong thực tiễn. Cần quy định rõ quyền và trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý công trình thủy lợi đối với các cơ sở có xả thải vào nguồn nước thủy lợi khi đi vào hoạt động.

Về kinh tế tuần hoàn, tại Điều 145. Đây là chính sách mới rất đáng quan tâm, cần khuyến khích thực hiện. Dự thảo đã tiếp thu và sửa đổi nhiều so với kỳ trước, tuy nhiên vẫn mang tính hàn lâm, chung chung và dường như mới chỉ quan niệm tuần hoàn trong một doanh nghiệp, một ngành mà thiếu tính liên ngành, liên vùng. Ví dụ, chất thải GIFT của nhà máy hóa chất, tro xỉ nhà máy nhiệt điện mà yêu cầu tuần hoàn để xử lý ngay trong nhà máy hóa chất, nhà máy nhiệt điện là rất khó, nhưng nếu liên ngành thì sẽ khác. Thực tế, ngành xi măng đã nghiên cứu sử dụng chất thải GIFT của nhà máy hóa chất và tro sỉ nhiệt điện, thậm chí là đốt rác, bùn thải từ các lòng sông, lòng hồ với tỷ lệ sử dụng thay thế lên đến 22% nguyên, nhiên liệu, mở ra hướng đi mới, góp phần xử lý môi trường bền vững. Tuy nhiên, chi phí sử dụng nguyên liệu thay thế còn cao, chưa hiệu quả so với sử dụng nguyên liệu hóa thạch. Việc thu gom, phân loại, sơ chế, vận chuyển chất thải còn bất cập về quy chuẩn, tiêu chuẩn và giấy phép. Nếu có cơ chế hợp lý về quản lý chất thải công nghiệp theo hướng tuần hoàn, chính sách tài chính phù hợp theo nguyên tắc đơn vị nào phát thải ra thì phải trả phí, đơn vị nào nghiên cứu, xử lý, sử dụng được thì phải được hưởng lợi thì các nhà máy xi măng có thể sử dụng chất thải, tro xỉ nhiệt điện, rác thải, bùn thải góp phần bảo vệ môi trường bền vững và tuần hoàn. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để quy định cụ thể, khả thi hơn trong luật về chính sách này.

Về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại khoản 3 Điều 36. Đại biểu Mai Hồng Hải chọn phương án 2 là giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thẩm định. Quy định như vậy đảm bảo tập trung thẩm quyền và trách nhiệm chuyên sâu ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở địa phương là Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh./.

Bích Lan