Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2fe966a1-19c4-90f0-dd35-db88bc02d549.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ KIM THÚY: BỘ GD&ĐT KHÔNG CẦN BIÊN SOẠN THÊM BỘ SÁCH GIÁO KHOA BẰNG KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH

18/08/2020

Tại phiên thảo luận của Quốc hội về Báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng nhận định, việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của bộ bằng ngân sách nhà nước trong bối cảnh này vừa không cần thiết, vừa khó bảo đảm chất lượng và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa.

Phát biểu trước Nghị trường Quốc hội sáng ngày 13/6, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy chỉ rõ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đều xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, đây là vấn đề trọng yếu cần được Quốc hội xem xét trước khi việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông được triển khai trên toàn quốc chỉ sau kỳ họp này 2 tháng. Theo đại biểu, những kết quả chính đã đạt được sau gần 6 năm thực hiện Nghị quyết 88, gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 51 của Quốc hội, đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành được chương trình giáo dục phổ thông mới, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nghị quyết. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn, tổ chức thẩm định và phê duyệt năm bộ sách giáo khoa các môn học bắt buộc và 7 cuốn sách giáo khoa môn tiếng Anh (tự chọn) ở lớp 1 để sử dụng từ năm học 2020-2021. Việc biên soạn, xuất bản các bộ sách giáo khoa hoàn toàn dựa trên vốn tự có của các đơn vị xuất bản, đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ, đồng thời đánh dấu thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Tuy nhiên đại biểu cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội cũng còn nhiều hạn chế. Cụ thể, đó là:

Thứ nhất, để chủ động triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, Nghị quyết 88 giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, cho đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Đại biểu nhận định, việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa của bộ bằng ngân sách nhà nước trong bối cảnh này vừa không cần thiết, vừa khó bảo đảm chất lượng và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng phát biểu tại Quốc hội.

Thứ hai, Nghị quyết 88 trao quyền cho các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 01 năm 2020 hướng dẫn thực hiện quy định này. “Nhưng theo phản ánh của cử tri ngành giáo dục, trên thực chất, ở nhiều địa phương, quyền lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông không được tôn trọng”, đại biểu nêu rõ. Dư luận cũng phản ánh một số hiện tượng chạy chọt cửa sau, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện đúng vai trò thanh tra, kiểm tra và chấn chỉnh những hiện tượng lệch lạc này.

Để thực hiện thành công việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ hữu quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ba việc sau:

Thứ nhất, thực hiện đúng và đầy đủ vai trò quản lý nhà nước trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tập huấn giáo viên, triển khai đánh giá kết quả thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 1 và các lớp khác; xem xét việc kê giá sách giáo khoa hàng năm của các nhà xuất bản để bảo đảm giá cả hợp lý. Tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước chính là điều kiện để việc xã hội hóa biên soạn, xuất bản sách giáo khoa phát triển đúng hướng, ngày càng có chất lượng và hiệu quả.

Thứ hai, bảo đảm điều kiện về nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, nhiều địa phương chưa đủ phòng học, chưa đủ giáo viên để khắc phục tình trạng lớp học quá đông học sinh, thực hiện dạy học 2 buổi/ngày ở toàn bộ cấp tiểu học. Không ít địa phương khó tuyển đủ giáo viên ngoại ngữ, tin học. “Đáng tiếc, báo cáo của Chính phủ chưa đưa ra được những thống kê cụ thể và nêu các biện pháp khắc phục khó khăn trong lĩnh vực này”, đại biểu nêu ý kiến.

Thứ ba, tạo tâm thế phấn khởi, sẵn sàng đổi mới cho đội ngũ giáo viên trước cuộc đổi mới quan trọng trong giáo dục phổ thông. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu rõ, cách đây 7 tháng tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, đại biểu có nêu ý kiến cử tri ngành giáo dục Hà Nội về tình trạng hàng nghìn giáo viên hợp đồng không thời hạn có nguy cơ mất việc làm. Bộ trưởng Bộ Nội vụ hứa giải quyết và trước đó đã có Công văn số 5378 ngày 5/11/2019 hướng dẫn thành phố Hà Nội tuyển dụng đặc cách số giáo viên này theo ý kiến của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. "Tuy nhiên, tới nay sau 7 tháng, sự việc không những chưa được giải quyết mà còn có khả năng bị bẻ lái theo hướng khác", đại biểu phản ánh. Bộ Nội vụ không kiên trì chỉ đạo theo Công văn số 5378 mà chấp thuận theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 1134 ngày 6/4/2020 là tổ chức “xét tuyển” theo hình thức “sát hạch”. Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy,“sát hạch” thực ra là thi, có trúng, có trượt. Mới đây được cử tri phản ánh về việc này, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. Đại biểu bày tỏ hy vọng ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy sẽ được chấp hành nghiêm túc và sẽ góp phần tạo ra tâm lý phấn chấn cho đội ngũ giáo viên trước thềm năm học mới.

Từ đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đại biểu tán thành việc Quốc hội chấp thuận đề nghị của Chính phủ là không tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước và giao cho Chính phủ đàm phán lại với Ngân hàng thế giới để sử dụng vốn vay này vào việc khác thiết thực, hiệu quả hơn.

Hồ Hương