Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ffcf67a1-f997-90f0-dd35-ddd291d8b0bf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGÔ THỊ MINH: CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ VIỆC QUY HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN ĐỂ GIÚP NÔNG DÂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM.

29/04/2020

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trả lời chất vấn của Đại biểu Ngô Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh về việc quy hoạch và triển khai ngành chế biến nông sản để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh

Trước đó, tại Kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương nhận được Phiếu chất vấn ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Đại biểu Ngô Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đề nghị Bộ Công Thương cùng phối hợp để trả lời nội dung sau: “Việc quy hoạch và triển khai ngành chế biến nông sản để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm”.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết:

I. Thực trạng ngành chế biến nông sản

1. Tình hình ban hành các chính sách về phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp

Trong những năm qua, Chính phủ luôn quan tâm và dành nhiều chính sách để hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển, cụ thể:

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trong đó các loại máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại máy canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp... thuộc danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm.

- Quyết định số 176/QĐ-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ đầu tư.

2. Thành tựu

- Công nghiệp chế biến thực phẩm đã đạt được những bước phát triển tích cực những năm gần đây. Cả nước đã hình thành hệ thống khoảng hơn 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, ngoài ra, còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình rải khắp các địa bàn làm nhiệm vụ sơ chế, chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa, trong đó có một số ngành hàng có công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt 5-7%.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm phụ thuộc lớn vào máy móc nhập khẩu trong khi sản xuất giảm trong giai đoạn 2006-2016. Tuy nhiên, dù có biến động, giá trị sản xuất và nhập khẩu máy móc chế biến nông sản về trung bình vẫn tăng với tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) gần 4% từ năm 2006.

- Bước đầu đã có một số ngành hàng, doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và các thị trường cao cấp.

- Nhờ công nghiệp chế biến nông sản tăng trưởng mạnh mà các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng bình quân khoảng 8-10%/năm.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.

3. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

- Phần lớn trong số các sản phẩm nông sản chế biến được xuất khẩu là ở dưới dạng sơ chế thô.

- Giá trị hàng nông sản chế biến của nước ta thường thấp hơn từ 15 - 50% so với các sản phẩm cùng loại từ những nước khác đầu tư.

* Nguyên nhân của hạn chế

- Các chính sách về tích tụ đất đai phục vụ canh tác nông nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác chưa đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành chế biến nông sản.

- Công tác phát triển và cơ chế hoạt động của cụm công nghiệp trong thời gian vừa qua chưa tạo điều kiện để phát triển công nghiệp nông thôn theo chuỗi giá trị khép kín - chế biến thực phẩm gắn liền với cơ giới hóa nông nghiệp.

- Quy mô thị trường chưa thuận lợi cho việc phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp cũng như chuyên môn hóa ngành chế biến nông sản, cụ thể:

+ Nông dân Việt Nam còn có thói quen canh tác nhỏ lẻ, chưa quen canh tác, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn tập trung, dẫn đến diện tích canh tác nông nghiệp nhỏ và phân tán, chưa tạo thuận lợi cho quá trình cơ giới hóa nông nghiệp cũng như sản xuất, chế biến nông sản theo chuỗi giá trị khép kín.

+ Quy trình canh tác, thu hoạch các loại cây trồng khác nhau, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng miền khác biệt dẫn tới cần rất nhiều chủng loại máy móc nông nghiệp đa dạng khác nhau, nhưng sản lượng từng loại máy móc nhỏ, không đáp ứng được quy mô kinh tế để sản xuất công nghiệp.

+ Giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống tiêu và thoát nước chưa phát triển tương ứng để tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển, ứng dụng máy móc nông nghiệp cũng như lưu thông hàng hóa tạo điều kiện phát triển ngành chế biến nông sản.

+ Công tác nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm chưa phát triển, do đó giá trị hàng nông sản chế biến còn thấp.

+ Giá thành các sản phẩm cơ khí nông nghiệp còn cao do công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí kém phát triển, do vậy các sản phẩm cơ khí nông nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

II. Tình hình tổ chức hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (trực tiếp chỉ đạo và phối hợp với Sở Công Thương) triển khai tổ chức nhiều Hội nghị kết nối cung cầu thuộc Đề án “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động”; các hoạt động, nhiệm vụ trong khuôn khổ Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” (theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 (theo Quyết định 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (Theo Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP- thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020).

Đặc biệt, trong năm 2019 Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác số 28062019/TT/MOIT-CG với Tập đoàn Central Group Việt Nam (Big C) với mục tiêu thực hiện các chương trình thu mua nông sản an toàn trực tiếp chiết khấu 0% từ các hộ nông dân, hợp tác xã... hỗ trợ các đối tượng phù hợp. Trong vòng 1 năm qua chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã đồng hành cùng 139 hợp tác xã, tiêu thụ 20.000 tấn nông sản và tạo công ăn việc làm cho hơn 6.000 hộ nông dân.

Bên cạnh đó, từ định hướng, phương pháp phù hợp, hiệu quả mà Bộ Công Thương đã phối hợp và hỗ trợ các địa phương trong công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản như đối với quả vải của tỉnh Bắc Giang, quả xoài của tỉnh An Giang, quả Thanh Long của tỉnh Bình Thuận..., nhiều địa phương đã chủ động vận dụng và xây dựng các Đề án đẩy mạnh chuỗi cung ứng nông sản, hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa như: Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, An Giang, Hậu Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Nông...

Để thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm sản xuất tại Việt Nam tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 10050/BCT-TTTN ngày 11 tháng 12 năm 2018 gửi UBND các tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Sở Công Thương các tỉnh nhằm phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các chương trình, đề án, dự án có nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước.

Như vậy, các Hội nghị được tổ chức đã góp phần giúp cho việc kết nối giữa các nhà phân phối, kinh doanh nông sản trong và ngoài nước với các nhà sản xuất, bà con nông dân trở nên gắn kết, theo quy mô ngày càng tăng từ một vài tỉnh, mở rộng nhiều tỉnh, từ một vùng phát triển lên liên kết vùng đã tạo thuận lợi và điều kiện cho việc tiêu thụ nông, lâm, thủy hải sản sản được dễ dàng hơn.

III. Xây dựng Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh nông sản” (tại văn bản số 6158/VPCP-QHĐP ngày 29 tháng 6 năm 2018 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân), Bộ Công Thương đã, đang chủ động, tích cực phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như tiến hành khảo sát tại một số địa phương để xây dựng Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh nông sản” theo đúng quy trình.

IV. Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản bền vững

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác thông tin thị trường một cách đầy đủ, kịp thời để phục vụ công tác quy hoạch, sản xuất, chế biến. Bộ Công Thương luôn theo dõi sát sao, cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng nông sản, những biến động của thị trường thế giới, nghiên cứu dự báo tình hình thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, kịp thời thông báo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm định hướng quy hoạch, tổ chức lại sản xuất phù hợp với diễn biến cung cầu. Bộ đã thường xuyên phổ biến, hướng dẫn các Hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, thông qua nhiều hình thức, nhằm chủ động tổ chức kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp, kịp thời chuẩn bị, ứng phó với những biến động của thị trường. Bộ Công Thương đã đăng tải, công bố “Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản” trên chuyên trang của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương định kỳ hàng tuần; liên tục tuyên truyền, khuyến cáo về sự thay đổi trong chính sách và thực thi chính sách của Trung Quốc suốt từ đầu năm 2018 đến nay. Đồng thời, biên soạn, phát hành cuốn Sổ tay “Một số thông tin cần biết khi xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc” với các thông tin cụ thể về dung lượng thị trường, các yêu cầu về bao bì, nhãn mác, kiểm dịch động thực vật của cơ quan có thẩm quyền phía Trung Quốc, địa chỉ cần biết cũng như thông tin về các chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã và đang thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý và nông dân, ngư dân cũng như doanh nghiệp xuất khẩu về chuỗi cung ứng sản xuất, chế biến, xuất khẩu, cách thức nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả các FTA thế hệ mới như CPTPP, RCEP... góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu bền vững nông sản Việt Nam.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, góp phân tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho người nông dân.

Xác định nông nghiệp là khu vực mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, tiềm năng phát triển và có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, trong quá trình đàm phán hội nhập, ta luôn đặt mục tiêu để đạt được phương án tốt nhất cho hàng hóa nông sản của Việt Nam có được điều kiện tốt nhất để xuất khẩu. Tới nay, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng và khẳng định được vị trí vững chắc trên thị trường thế giới. Hiện ta đã xuất khẩu các mặt hàng này sang hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, trong đó một số mặt hàng như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, tôm, cá tra, đồ gỗ... đã chiếm thị phần khá lớn trên thế giới.

Để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả lợi ích của các FTA, Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực triển khai những công việc cần thiết trong thực thi các Hiệp định như nội luật hóa các cam kết; tuyên truyền về tiến trình hội nhập và giải thích các cam kết; nghiên cứu, đánh giá tác động của các FTA, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu... Đồng thời, Bộ Công Thương chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu tại một số thị trường trọng điểm để nâng dần sản lượng nông sản chế biến xuất khẩu và tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho các thương hiệu nông sản chế biến của Việt Nam tại các thị trường này.

V. Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản thời gian tới

1. Giải pháp phát triển ngành chế biến nông sản

a/ Giải pháp chung

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai nhằm hình thành cơ chế khuyến khích tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng cho các nhà máy chế biến và tạo thị trường cho việc áp dụng cơ giới hóa ngành nông nghiệp.

- Điều chỉnh chính sách hỗ trợ xây dựng và cơ chế hoạt động các cụm công nghiệp đóng vai trò hạt nhân thúc đẩy liên kết từ khâu hỗ trợ đào tạo nông dân vận hành trang thiết bị máy móc và công nghệ, gieo trồng giống đến khâu chế biến, liên kết các nhà máy chế biến nông sản, sàn giao dịch.

Hướng tới xem xét xây dựng các Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp quy mô lớn (như định hướng của một số doanh nghiệp lớn đang tiến hành, tiêu biểu là Thaco với các dự án tại Thái Bình và Chu Lai - Quảng Nam).

- Phát triển thị trường cho ngành chế biến nông sản

Phát triển hệ thống giao thông, tưới tiêu nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển, lưu thông hàng hóa.

Tăng cường công tác phòng chống gian lận thương mại, quản lý chất lượng máy nông nghiệp nhập khẩu, hạn chế tình trạng máy chất lượng kém, máy nhập khẩu thâm nhập thị trường gây ảnh hưởng đến ngành máy nông nghiệp trong nước.

Tái cấu trúc, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung với từng loại sản phẩm gắn với sự hình thành và phát triển của các nhà máy chế biến; phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo hướng đồng bộ từ sản xuất đến chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả chính sách khuyến công và công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp nông thôn nhằm nâng cao hàm lượng giá trị của công nghiệp thực phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ cho cơ khí phục vụ nông nghiệp để giảm giá thành sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các sản phẩm nhập khẩu.

b. Một số giải pháp cụ thể

- Thực hiện tái cấu trúc vùng nguyên liệu gắn với sự hình thành và phát triển của các nhà máy chế biến; nghiên cứu cơ chế tích tụ đất đai phục vụ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng cho các nhà máy chế biến; triển khai, thực thi có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm các chính sách hỗ trợ về vốn để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất.

- Tập trung phát triển chế biến sâu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm lợi thế, sản phẩm truyền thống, đặc sản vùng miền... thành các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công nghệ cao, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Phát triển mạnh cơ giới hóa theo hướng áp dụng đồng bộ từ sản xuất đến chế biến và bảo quản sau thu hoạch, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý, giám sát chất lượng nông sản, đưa công nghiệp chế biến và cơ giới hóa trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện, hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

2. Giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản

- Tiếp tục phối hợp với các địa phương để hỗ trợ kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên cơ sở tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản của các địa phương với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trong và ngoài nước.

- Tiếp tục chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trường xây dựng Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh nông sản” theo đúng quy trình và bảo đảm tiến độ trình Thủ tướng Chính phủ.

Bích Lan

Các bài viết khác