Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 42aa67a1-a93d-90f0-dd35-de0535956053.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN HUY THÁI CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM

30/03/2020

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu về việc một số nhà cung cấp dịch vụ như: Google, Facebook, Skype... sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam.

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu nêu rõ, một số tờ bảo chính thống của Việt Nam nhận định: Nếu khoản 4, Điều 34, dự thảo Luật An ninh mạng được thông qua, các công ty cung cấp dịch vụ mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam mới được quyền cung cấp dịch vụ. Nếu như vậy thì một số nhà cung cấp dịch vụ như: Google, Facebook, Skype... sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái đề nghị Bộ trưởng Bộ TTTT cho biết quan điểm về việc này.


 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu.

Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái, ngày 08/12/2017, Bộ trưởng Bộ TTTT cho biết: Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, quản lý và sử dụng nội dung thông tin trên mạng, cao nhất mới ở cấp Nghị định (cụ thể là Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan). Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý khi các lĩnh vực khác có liên quan như thương mại điện tử, thuế được điều chỉnh ở các văn bản luật có hiệu lực cao hơn khiến cho các quy định quản lý không được triển khai đồng bộ, bảo đảm hiệu quả quản lý. Vì vậy, công tác đàm phán với các tổ chức, doanh nghiệp có các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, điển hình như Facebook, Google gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, thực tiễn đòi hỏi cần có văn bản quy phạm pháp luật ở cấp cao hơn để có căn cứ pháp lý đủ mạnh nhằm quản lý hiệu quả hơn nội dung thông tin trên mạng, đặc biệt đối với thông tin cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam.

Qua quá trình làm việc, đàm phán với Facebook, Google để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên hai mạng xã hội Facebook và Youtube, Bộ TTTT nhận thấy nổi lên một số khó khăn do các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn những khoảng trống, cụ thể như: Các doanh nghiệp này đều không có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm và trong việc yêu cầu các doanh nghiệp này thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Nội dung thông tin do người Việt Nam cung cấp trên hai mạng Facebook Youtube lại được Facebook và Google lưu trữ tại nhiều máy chủ và đặt tại nhiều nơi khác nhau.

Về việc Google hay Facebook đặt máy chủ tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TTTT khẳng định: Thời gian qua, cơ quan chức năng của Bộ TTTT cũng đã tiến hành khảo sát, thống kê. Thực tế là Google, Facebook hay các công ty cung cấp dịch vụ cho họ đã đặt khá nhiều máy chủ tại Việt Nam để lưu trữ, xử lý thông tin nhằm tối ưu hóa các loại hình dịch vụ cung cấp chứ không phải chưa đặt. Việc luật hóa nội dung này có thể nói là để phục vụ công tác quản lý thực tiễn đã và đang diễn ra.

Mặt khác, việc Facebook và Google rút hay không rút khỏi Việt Nam mới chỉ là dự đoán về một trong những tình huống có thể xảy ra. Trong khi hiện tại, mặc dù Facebook và Google chưa hề có bất cứ giấy phép nào tại Việt Nam nhưng đang thu nguồn thu rất lớn từ thị trường Việt Nam. Do đó, quan điểm của Bộ TTTT cho rằng, đây là vấn đề về kinh tế và khi doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại thị trường Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định của Việt Nam, bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

Vì vậy, Bộ TTTT ủng hộ những nỗ lực của Bộ Công an và Bộ TTTT mong muốn có các quy định nhằm điều chỉnh được các khoảng trống hiện nay, phù hợp với các thỏa thuận, cam kết hợp tác quốc tế nhưng vẫn phải khắc phục được khó khăn nêu trên để quản lý hiệu quả hơn nội dung thông tin trên mạng, tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế sẽ khó có phương án hoàn hảo, tuy nhiên dưới góc độ an ninh quốc gia thì các biện pháp quản lý của Bộ Công an tại dự thảo này là cần thiết./.

Bích Lan

Các bài viết khác