Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8e9667a1-d939-90f0-dd35-d3818062231d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ƯU TIÊN NGUỒN LỰC TRIỂN KHAI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

14/02/2020

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống, thiên tai. Thời gian vừa qua, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng, chống thiên tai trên địa bàn cả nước đã góp phần giảm thiểu thiệt hại, phù hợp chủ trương chuyển từ khắc phục hậu quả sang đẩy mạnh phòng, chống.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai còn hạn chế

Theo báo cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai, Việt Nam đang là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thời tiết dị thường cộng hưởng với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu ngày càng nguy hiểm và khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sản xuất của người dân.

 Việt Nam phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai, với cường suất lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng 

Hiện nay, Việt Nam đã và đang có nhiều mô hình về việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai được triển khai ở nhiều địa phương và được đánh giá có hiệu quả như: Ứng dụng công nghệ trong quản lý đê điều với các "tuyến đê kiểu mẫu"; công nghệ bãi nuôi, chống xói lở, tôn tạo bãi biển ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống thử nghiệm cảnh báo sớm lũ, lũ quét cho một số lưu vực sông với chức năng cảnh báo và nhằm di tản người dân dựa theo mức độ nguy hiểm, lượng mưa thực tế và dữ liệu về nước quan sát được từ máy đo. Cung cấp bản đồ lũ, bản đồ nguy hiểm và thông tin về dòng sông để đối phó với nguy cơ lũ quét ở khu vực miền núi…

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, cho rằng, thời gian qua việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giảm nhẹ thiên tai đã bước đầu có những kết quả khả quan. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có hệ thống cảnh báo đa thiên tai hiện đại, việc ứng dụng khoa học - công nghệ trong phòng, chống thiên tai, chưa tập trung vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu thiên tai, cơ sở dữ liệu về đê điều, sạt lở, bản đồ ngập lụt, ảnh vệ tinh, công cụ quản lý.

Kè phá sóng lắp đặt tại Cà Mau

Dù nguồn lực quốc gia còn hạn chế, nhưng nhiều năm qua, Chính phủ đã luôn nỗ lực bảo đảm cung cấp khoảng 1,5% tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ. Ứng dụng khoa học công nghệ phải chú trọng vào công tác dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc phục và tái thiết sau thiên tai. Tuy nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng, chống thiên tai vẫn đang còn nhiều hạn chế. Việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng chưa thật sự có một hệ thống nào với công nghệ hiện đại được đưa vào sử dụng. Tại các nước châu Âu, hệ thống đê di động, lắp ghép đã có từ lâu nhưng ở Việt Nam, việc hàn khẩu đê sông Hồng tại các cửa khẩu của Hà Nội, hay nâng cao trình đỉnh đê sông Bùi năm 2018, vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công, sử dụng các bao tải cát.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác phòng, chống thiên tai đã giúp giảm được thiệt hại rõ rệt, phù hợp chủ trương chuyển từ khắc phục hậu quả sang đẩy mạnh phòng, chống. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và phải triển khai trên quy mô lớn, nên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện một cách khoa học các điều kiện khách quan của Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của thế giới.

Bổ sung quy định về khoa học công nghệ

Thực hiện Nghị quyết số 78/2019/QH14 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Tại Điều 1 của dự thảo sửa đổi Luật Phòng, chống thiên tai lần này đã bổ sung quy định về khoa học công nghệ.

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất tán thành sửa đổi, bổ sung một số điều trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều để phù hợp và thiết thực hơn trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp khó lường. Riêng quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai được nhiều đại biểu quan tâm, góp thành.

Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều

Góp ý vào quy định này, Đại biểu Lê Quang Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang thống nhất cao với Ban soạn thảo bổ sung quy định về ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai. Đây là một trong những chính sách quan trọng giúp cho công tác phòng chống thiên tai kịp thời, hiệu quả. Đại biểu cho rằng, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống thiên tai thời gian qua chưa được đầu tư thích đáng. Vì vậy, việc quy định chính sách ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai là hết sức cần thiết.

Đại biểu Lê Quang Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang

Bày tỏ nhất trí với những nội dung cơ bản của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, Đại biểu Nguyễn Văn Man, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình kiến nghị, về bổ sung Khoản 6 vào Điều 5: Cần nghiên cứu để có quy định đầy đủ, chặt chẽ hơn. Có thể sửa lại là: “Ưu tiên bố trí nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng và triển khai ứng dụng các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai”. Theo đại biểu, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai là vô cùng quan trọng, cần thiết; đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp hiện nay. Vì vậy, luật cần quy định để có sự quan tâm đầu tư tương xứng.

Bên cạnh đó, tại phiên họp, các đại biểu cũng quan tâm cho ý kiến về việc lực lượng nòng cốt trong phòng, chống thiên tai; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; công tác điều tra cơ bản...

Ưu tiên nguồn lực xây dựng, triển khai khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai

Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều được giao nhiệm vụ thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu mới đặt ra. Dự án Luật sẽ được Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Vì vậy, thời điểm này, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và cử tri vẫn tích cực đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo luật. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến đóng góp của đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đối với quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai tại dự thảo.

Đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định

Phóng viên: Thưa đại biểu, thời gian qua việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác phòng, chống thiên tai đã có những đóng góp, tác động tích cực như thế nào đến công tác này?

Đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: Thời gian qua việc ứng dụng khoa học công nghệ đã có những đóng góp; tác động tích cực vào công tác phòng chống thiên tai. Cụ thể: Dự báo được thiên tai sẽ xảy ra được chính xác hơn ở khu vực, địa điểm, thời gian và cường độ nào để cảnh báo người dân và chính quyền. Từ dự báo này sẽ xây dựng được kịch bản ứng phó thiên tai hiệu quả.Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng chống thiên tai cũng đã giúp hạn chế được các thiệt hại do thiên tai mang đến như: Thiệt hại về con người; cơ sở vật chất, tài sản hiện có tại vùng thiên tai; hạn chế khủng hoảng tâm lý, nỗi sợ hãi cho con người; giảm chi phí để khắc phục hậu quả sau thiên tai như dịch bệnh; chữa bênh; tàn tật và khủng hoảng tinh thần sau đó.

Như vậy khoa học công nghệ đã giúp công tác dự báo được chính xác hơn; có thời gian chuẩn bị đối phó dài hơn; có những dụng cụ; phương tiện giúp con người phòng tránh được hiệu quả và ít gây thiệt hại nhất khi có kế hoạch ứng phó và chuẩn bị. Nhờ công nghệ thông tin, người dân được thông báo rộng rãi hơn và khi thực hiện theo hướng dẫn của chính quyền; tính mạng và tài sản của người dân được đảm bảo. Ví dụ: Khoa học công nghệ giúp dự báo bão hay sạt lở đất giúp chính xác hơn về thời gian, vị trí và cường độ. Từ đó chính quyền lập kế hoạch phòng, tránh và kêu gọi tàu thuyền, người dân di chuyển đến nơi an toàn; cũng như di chuyển được tài sản; hạn chế thiệt hại về người và tài sản.

Phóng viên: Việc thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống thiên tai hiện đang gặp phải những khó khăn cụ thể như thế nào, thưa đại biểu?

Đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: Hiện nay tình hình thiên tai dưới biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự đoán. Trong khi đó, một bộ phận người dân còn tâm lý chủ quan và 1 số thì công tác truyền thông, thông tin chưa đến được với mọi người dân trong vùng thiên tai.

Mặc dù, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo đã được chú trọng nhưng nguồn kinh phí nước ta còn hạn chế nên chưa ưu tiên bố trí nhiều nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai. Ví dụ: biến đổi khí hậu gây nhiểm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng chưa đủ kinh phí triển khai phòng tránh.

Phóng viên: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng chống thiên tai trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, cũng đã có quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai. Vậy, đại biểu đánh giá như thế nào về quy định tại dự luật?

Đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Phòng chống thiên tai trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV cũng đã có quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai. Cụ thể:  Sửa đổi, bổ sung khoản 6, Điều 5  “Ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai”. Đồng thời, sửa tên Chương IV là “Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế phòng, chống thiên tai”. Dự luật cũng đã bổ sung Điều 39a. Khoa học và công nghệ phòng, chống thiên tai vào sau Điều 39 như sau:  “1. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, truyền tin các loại hình thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động có thể làm gia tăng rủi ro thiên tai. 2. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, vật liệu mới để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn công trình đê điều, công trình phòng, chống sạt lở, hồ, đập và các công trình hạ tầng phòng, chống thiên tai khác”. Quy định cho thấy việc đề cao, coi trọng việc thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác phòng, chống thiên tai.

Phóng viên: Đại biểu có kiến nghị, đề xuất gì nhằm hoàn thiện quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai tại dự thảo?

Đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: Về nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai phải được quy định và đào tạo phù hợp với thiên tai thường xảy ra ở nơi đó. Về vật tư, phương tiện và trang thiết bị chuyên dùng cho phòng chống thiên tai phải được cập nhật; phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ và điều kiện thực tiễn của địa phương. Nguồn tài chính cho công tác phòng chống thiên tai ngoài ngân sách nhà nước nên có chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Đối với nội dung ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng phòng chống thiên tai cần bố trí kinh phí khoa học về điều tra cơ bản về phòng chống thiên tai. Ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai. Các chương trình khoa học công nghệ thực hiện theo vòng tròn Deming P-D-C-A: Plan-Do-Check- Act (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến).

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh