Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7b0a67a1-39bc-90f0-dd35-d135be377daa.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHAN VĂN TƯỜNG – THÁI NGUYÊN: NÊN XÂY DỰNG MỘT ĐIỀU RIÊNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TƯ LỆNH CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

13/06/2018

Sáng 8/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, đại biểu Quốc hội Phan Văn Tường - Thái Nguyên cho rằng, nên xây dựng một điều riêng về nhiệm vụ, quyền hạn của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội Phan Văn Tường - Thái Nguyên phát biểu tại Hội trường

Tham gia cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, đại biểu Phan Văn Tường cho rằng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến biển, đến hoạt động của các lực lượng trên biển, trong đó có cảnh sát biển là vấn đề hệ trọng và cấp thiết. Hiện nay hoạt động trên biển có nhiều lực lượng, hải quân, biên phòng, dân quân tự vệ biển, kiểm ngư, thanh tra hàng hải và cảnh sát biển. Cho nên khi xây dựng luật này đồng thời thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Phù hợp với xu thế hội nhập, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội để đảm bảo tính khả thi. Do đó, đại biểu đề nghị, Chính phủ đồng thời với xây dựng Luật cảnh sát biển, rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan đến các lực lượng trên về chức năng, nhiệm vụ theo hướng hoạt động trên biển tập trung vào hai nhiệm vụ:

Một, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền.

Hai, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì các quy định pháp luật trên biển. Ở mỗi nhiệm vụ chỉ có một lực lượng chủ trì, nhằm đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật với nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng trên biển. Hoàn thiện hệ thống pháp luật với phát huy kinh nghiệm truyền thống trong tổ chức và sử dụng lực lượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu là đa dạng các hoạt động trên biển nhưng đều hướng tới hai nhiệm vụ trên.

Thông qua hệ thống pháp luật tập trung được nhân lực, vật lực của các lực lượng trên biển, của các lực lượng dưới biển và trên bờ, cả dân sự và quân sự để tạo sức mạnh tổng hợp, sức mạnh vượt trội ở thời điểm hoặc khu vực quan trọng, kịp thời giải quyết các nhiệm vụ trên biển. Đồng thời, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn, cần cụ thể về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng, trong đó có Cảnh sát biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, đại biểu tham gia một số vấn đề cụ thể như sau:

Một, về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam, Điều 8, không nên sửa là thuộc lực lượng vũ trang nhân dân mà giữ nguyên nội dung tại pháp lệnh năm 2008. Là lực lượng chuyên trách của nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bổ sung thêm một số chức năng, như tham mưu, chức năng gìn giữ chủ quyền, v.v... vào là phù hợp. Như vậy, giữ được vị thế của Cảnh sát biển Việt Nam và vị trí, chức năng như vậy thì được giao các nhiệm vụ, quyền hạn ở phần sau là phù hợp. Và không có gì là mâu thuẫn với Điều 45, trách nhiệm của Chính phủ, trong đó có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước với Cảnh sát biển Việt Nam.

Hai, nên xây dựng một điều riêng về nhiệm vụ, quyền hạn của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Trong dự thảo đã xuất hiện tại ý 8 Điều 10 và ý 3 Điều 4, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động Cảnh sát biển Việt Nam và quyết định các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của Luật An ninh quốc gia. Điều 12 của dự thảo luật này, xem tại Điều 12 thì tư lệnh được áp dụng 7 biện pháp. Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ và vũ trang. Do vậy, cần cụ thể hóa nhiệm vụ và quyền hạn của Tư lệnh Cảnh sát biển theo hướng cụ thể, rõ ràng trách nhiệm cá nhân, chống lạm quyền, đồng thời phát huy vai trò của Bộ tư lệnh. Loại biện pháp nào, cấp độ nào thì Tư lệnh, loại biện pháp nào là Bộ tư lệnh, loại biện pháp nào phân cấp cho vùng và đơn vị cơ sở.

Các đại biểu làm việc tại Hội trường sáng 8/6

Ba, các nội dung tại mục 2 Chương IV "Phối hợp hoạt động", thông thường hiểu phối hợp chỉ là biện pháp lâm thời nhằm tận dụng mọi lợi thế phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định, dự thảo tại các Điều 26, 27, 28, 29, 30 liên quan đến cảnh sát biển và một số bộ, ngành cụ thể, theo đại biểu cần cân nhắc, nếu được thì đề nghị Ban soạn thảo thiết kế hai điều như một số đại biểu đã đề xuất, một điều về trách nhiệm của Cảnh sát biển Việt Nam với các việc do cảnh sát biển chủ trì và việc do cảnh sát biển phối hợp, một điều về trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương liên quan, liệt kê các hoạt động như vậy dự thảo sẽ dẫn tới không khả thi và thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Bốn, tại Chương V có 6 điều từ Điều 31 đến Điều 36 có 3 điều do Chính phủ quy định, đề nghị Ban soạn thảo cố gắng thiết kế để Điều 34 ngay trong luật đó là "Màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam" để khi thông qua luật này, ngay trong luật cả nước và quốc tế nhận biết được Cảnh sát biển Việt Nam. Đây không chỉ là công khai minh bạch mà còn là sự tự hào không riêng của Cảnh sát biển Việt Nam thuận lợi trong thực thi pháp luật trên biển như mục 2 Chương III.

Năm, rà soát lại một số nội dung bảo đảm tính thống nhất, ý 3 Điều 3 "Vùng biển Việt Nam" đã có ở Luật Biển Việt Nam, ý 6 Điều 3 "Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ" nên bỏ ý này trong giải thích từ ngữ và để hiểu Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng quân đội nhân dân, còn để thể hiện rõ các nội dung đã có giải thích từ ngữ tại ý 6 Điều 3 đã có tại Điều 40. Bỏ giải thích từ ngữ tại ý 6 Điều 3. Giữ cơ bản vị trí của Cảnh sát biển Việt Nam như vậy chỉ có tăng tính dân sự của cảnh sát biển về mặt văn bản pháp luật, không hề giảm nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách của Cảnh sát biển Việt Nam. Xem lại ý 3 Điều 4 "Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức tập trung thống nhất, phân cấp từ Bộ Tư lệnh cảnh sát biển đến cấp cơ sở, và Điều 31 "Hệ thống tổ chức Cảnh sát biển Việt Nam chỉ có Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh vùng và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh". Có thể hiểu Bộ Tư lệnh vùng là cơ sở, do vậy mà đề nghị nghiên cứu lại nội dung này. Đồng thời tại dự thảo tại ý c mục 3 Điều 13 xuất hiện "lực lượng chuyên trách của Cảnh sát biển Việt Nam", có thể hiểu lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có lực lượng chuyên trách và lực lượng bán chuyên trách, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc.

Đồng thời, cần rà lại từ Điều 13 đến Điều 17, việc dùng cụm từ "Cảnh sát biển Việt Nam" và "Cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam" cho phù hợp, ví dụ ý 3 Điều 14, ý 1 Điều 15 "Cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi thi hành nhiệm vụ được nổ súng trong các trường hợp sau" hoặc ý 2 Điều 15 "Cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động lực lượng phương tiện" mà tại ý 6 Điều 3 giải thích từ ngữ "Cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức, công nhân viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam" như vậy là chưa phù hợp, đề nghị Ban soạn thảo quan tâm. 

Vân Ngọc

Các bài viết khác