Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: cffb66a1-29e7-90f0-dd35-d36fc062c625.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI THỊ QUỲNH THƠ – HÀ TĨNH: NÊN CỔ PHẦN HÓA Ở MỨC ĐỘ HẠN CHẾ, NHÀ NƯỚC VẪN PHẢI KIỂM SOÁT VÀ NẮM GIỮ CỔ PHẦN ƯU THẾ

30/05/2018

Tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản NN tại DN và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ - Hà Tĩnh, cho rằng, bên cạnh giải pháp thoái vốn của NN trong các DNNN đối với các DN thuần túy cung cấp dịch vụ công ích chỉ nên cổ phần hóa trong mức độ hạn chế, NN vẫn phải kiểm soát và nắm giữ cổ phần ưu thế.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ - Hà Tĩnh phát biểu tại Hội trường

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ nhận định, chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là cổ phần hóa theo nghị quyết Đại hội XI và XII của Đảng, Kết luận số 50 ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục xắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương vô cùng đúng đắn, qua đó sớm chấm dứt đầu tư dàn trải và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Qua nghiên cứu và giám sát một số doanh nghiệp có vốn nhà nước, đại biểu thấy vẫn còn một số vấn đề nổi cộm xảy ra như sau:

Thứ nhất, về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực tiễn chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, tìm kiếm các đối tác chiến lược nghiên cứu, phân chia cổ phần. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng rất khó tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, làm chậm quá trình cổ phần hóa so với kế hoạch đề ra, hoặc nếu có thì các nhà đầu tư này lại yêu cầu mua một số cổ phần lớn, nắm giữ cổ phần ưu thế để kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Điều này có thể không đúng định hướng phát triển đối với một số doanh nghiệp công ích, đặc biệt tại các địa phương có thu nhập của người dân còn thấp, cần có sự hỗ trợ của nhà nước để hỗ trợ giá, ví dụ như công ty cung cấp nước sạch.

Theo đại biểu, bên cạnh giải pháp thoái vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước đối với các doanh nghiệp thuần túy cung cấp dịch vụ công ích chỉ nên cổ phần hóa trong mức độ hạn chế, nhà nước vẫn phải kiểm soát và nắm giữ cổ phần ưu thế. Bởi lẽ các doanh nghiệp này còn có các mục tiêu là kiểm soát chất lượng, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như thực hiện các trách nhiệm của nhà nước.

Việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp bé sau khi được yêu cầu phải cổ phần hóa chỉ chia cổ phần nội bộ và tìm kiếm cổ đông chiến lược. Nhưng thực chất các cổ đông chiến lược cũng là người nhà của bộ phận điều hành doanh nghiệp. Điều này giảm tính minh bạch trong vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, liên quan đến việc xác định giá trị của đất, thuê đất. Khoản 3 Điều 114 của Luật Đất đai quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất, sau khi cổ phần hóa được thực hiện theo quy định của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giá đất để xác định quyền sử dụng đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hiện tại xác định giá trị tài sản chưa đúng với giá trị thực, có nhiều doanh nghiệp sở hữu nhiều mảnh đất vàng, giá trị hiện tại của những tài sản trên đất có giá trị lớn hơn rất nhiều so với giá trị ghi sổ. Nhưng trong các báo cáo của một số doanh nghiệp về giá trị tài sản của các doanh nghiệp vẫn theo giá trị ghi sổ. Điều này dẫn đến tình trạng lợi dụng cổ phần hóa và mục tiêu là khu đất doanh nghiệp đang sở hữu, lũng đoạn giá trong việc mua, bán tài sản đất công như trong thời gian vừa qua dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa không đạt hiệu quả và mục tiêu như mong đợi.

Các đại biểu làm việc tại Hội trường chiều 28/5

Thứ ba, theo Báo cáo số 27 báo cáo Chính phủ tại trang 25, ngoài xác định có 17 dự án doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả với tổng mức lỗ lũy kế là 17.099 tỷ đồng thì các doanh nghiệp hợp nhất khác đều kinh doanh có lãi. Riêng năm 2016 tổng số lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp nhà nước là 139.658 tỷ đồng. Các chỉ số như hệ số, khả năng thanh toán vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, nghĩa là tài sản hệ số nợ tổng quát đều ở trong ngưỡng cho phép. Các số liệu trên về bản thân tiêu chí thì tốt, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh toán quản lý vốn an toàn. Tuy nhiên, còn nhớ vụ Vinashin năm 2010 tổng tài sản có của Vinashin là 103.000 tỷ, tổng tài sản nợ ghi trên sổ sách kế toán là 86.000 tỷ. Nếu tính theo hệ số khả năng thanh toán tổng quát bằng tổng tài sản chia tổng số nợ phải trả là 1,2 thì có nghĩa là Vinashin vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Vậy tại sao Vinashin lại phá sản không có khả năng tự cân đối dòng tiền. Thực chất hệ số khả năng thanh toán hay hệ số nợ chỉ là các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về vốn để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đại biểu, báo cáo nên đánh giá thêm ở các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận đầu tư như chỉ tiêu ROA, tỷ suất sinh lời trên tài sản.

Đặc biệt đối với các công ty đã thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2011-2016 cần làm rõ thêm các chỉ tiêu ROEC, tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thừa ROE, chỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần và ROTC, tỷ suất sinh lời trên tổng vốn. Bởi trong thực tế, ở rất nhiều doanh nghiệp đơn lẻ hoạt động mang tính cầm chừng, quy mô kinh doanh ngày càng bị thu hẹp, lợi nhuận không có. Nếu chỉ báo cáo về khả năng thanh toán và cơ cấu tài sản nguồn vốn thì chưa thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Về tiền lương cho người lao động, từ năm 2011 đến 2016 mức lương cơ sở trả cho người lao động được tăng đều qua các năm. Theo đó tiền lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp nhà nước được áp dụng theo 4 vùng từ vùng 1 đến vùng 4. Theo tính toán năm 2018 mức lương tối thiểu vùng gấp 2,95 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, thực tế một số doanh nghiệp cổ phần hiện đang có vốn nhà nước vẫn chưa tuân thủ các quy định trên để trả lương người lao động, trả với mức lương tối thiểu vùng nhà nước quy định mà vẫn đang hoạch toán theo một số quy định riêng, với mức lương làm cơ sở tính cho người lao động thấp hơn so với quy định nhà nước.

Cuối cùng, đại biểu đề nghị trong thời gian tới cần có chính sách nâng cao trình độ năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp nhà nước, theo đó cách thức nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước căn bản nhất vẫn là triệt để áp dụng cơ chế thị trường thực sự cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với doanh nghiệp họat động không hiệu quả đề nghị nếu không thể cổ phần hóa nên kiên quyết cho giải thể, không nên duy trì hoạt động cầm chừng như hiện nay. Cùng với đó phải quan tâm chế độ tiền lương thu nhập của người lao động, phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra đánh giá hiệu quả của mục tiêu đạt được với một số doanh nghiệp có vốn nhà nước sau cổ phần hóa.

Vân Ngọc

Các bài viết khác