Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 41f066a1-69e0-90f0-19a0-507d1d9bdabd.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO - NAM ĐỊNH: CẦN CÓ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ

28/05/2018

Tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 25/5, phát biểu tại hội trường thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội và quyết toán ngân sách nhà nước, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo đề nghị cần có cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động chính trị.

 

Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Phương Thảo bày tỏ quan điểm

ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo bày tỏ sự thống nhất cao đối với báo cáo của Chính phủ, đặc biệt như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề cập. Năng suất lao động xã hội tăng đều trong các năm gần đây. Năm 2017 đạt trên 93 triệu đồng/lao động. Tăng 6% so với năm 2016. Bình quân giai đoạn 2011 đến 2017 tăng gần 5% trên mỗi năm. Cử tri và nhân dân Nam Định bày tỏ sự tin tưởng vào hành động quyết liệt của Chính phủ trong chỉ đạo, sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị bởi đời sống của nhân dân đang ngày càng được nâng cao. Song hành cùng sự phát triển đó còn có một số bộ phận dân số không nhỏ cũng đang góp phần tạo cơ hội vàng cho đất nước, đó là lực lượng thanh niên. Thanh niên được cao là tài sản cho sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Tài sản này chỉ có thể khai thác được nếu thanh niên được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng, được chăm sóc sức khỏe, có việc làm ổn định, có cuộc sống chính trị, xã hội tích cực.

Theo phân tích của ĐBQH, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ bao trùm nhất, chi phối các quan hệ khác trong toàn đời sống xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào thanh niên cũng hiểu rõ quyền công dân của mình để có thể đạt được mục tiêu và có nhũng thay đổi tích cực. Thực tế rất đáng lo ngại, hiện có một số thanh niên còn có thái độ thờ ơ với hoạt động chính trị của đất nước. Tại địa phương, nhiều cuộc họp tổ dân phố diễn ra với phần lớn thành viên chỉ là người trung niên và cao tuổi. Những hoạt động bầu cửa mà khi người trẻ tham gia có một bộ phận không quan tâm lá cầm đang cầm trên tay gồm những ứng cử viên nào. Thực tế, không ít thanh niên thường xuyên tham gia diễn đàn mạng xã hội. Một số chỉ lựa chọn các chương trình giải trí khi đọc báo, xem truyền hình. Có những thanh niên mong muốn làm giàu, rất nhạy bén đối với các loạt hình kinh doanh, nhiều thanh niên lại sôi nổi và hăng hái với hoạt động tình nguyện. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số diễn đàn chính trị đang thiếu bóng dáng của thanh niên.

Trong báo cáo tổng quan về chính sách phúc lợi của thanh niên năm 2017 của Trung tâm phát triển OECD tại trang 16 đã chỉ ra rằng, có tới một nửa thanh niên Việt Nam chưa từng xem hoặc nghe tin tức về các vấn đề quốc gia và chưa đến 15% thanh niên Việt Nam tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách của nhà nước, mặc dù sự tham gia hoạt động chính trị của mỗi cá nhân là khác nhau tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, nhưng thông thường chỉ những thanh niên có trình độ học vấn cao hay có tham vọng về chính trị thì mới quan tâm đến lĩnh vực này. Sự thờ ơ với chính trị của người Việt trẻ đã kéo theo một số biểu hiện tiêu cực trong đời sống chẳng hạn như: một số thanh niên sống theo trào lưu thời thượng, không có lý tưởng, vô cảm, sống ảo hay sa đà vào tệ nạn xã hội. Có những người trẻ thiếu hiểu biết dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật mà không ý thức được rằng đó là những hành động sai trái. Một bộ phận thanh niên thường e ngại, né tránh, không trực tiếp tiếp xúc với các cơ quan công quyền dẫn tới lãng phí thời gian và hiệu quả học tập cũng như công việc không cao. Cũng còn một số thanh niên thiếu đi nền tảng kiến thức và chính trị cơ bản, không dám hay không thể lên tiếng trước các vấn đề quan trọng của đất nước, qua đó cho thấy việc tham gia của thanh niên vào hoạt động chính trị không chỉ góp phần cải thiện quá trình dân chủ, gia tăng chất lượng đời sống mà còn nâng cao ý thức cho thanh niên về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân mình. Vì vậy cần có những cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động chính trị, thông qua nâng cao năng lực, hiểu biết về thể chế và bổ sung kỹ năng sống cho họ. Cụ thể, ĐBQH đề xuất 4 giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần đưa các nội dung về thể chế, bộ máy nhà nước, các vấn đề xã hội và chính trị vào chương trình giảng dạy quốc dân để giáo dục cho công dân từ sớm, đặc biệt, trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sắp tới được thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần định hình rõ khung chương trình cho môn học này, chọn lọc nội dung phù hợp đi kèm với sách giáo khoa là sự cải tiến phương thức giáo dục nhằm tạo động cơ, tăng hứng thú cho học sinh, thanh niên.

Thứ hai, cần tăng cơ hội tiếp cận nguồn thông tin chính thống cho người dân, đặc biệt là người trẻ, tranh thủ sự quan tâm của họ đối với nguồn tài nguyên từ báo chí, Internet, cần có hình thức truyền thông phong phú, hấp dẫn để dễ dàng hơn khi đưa các chính sách, những sự thay đổi trong hệ thống pháp luật đến độc giả trẻ một cách đa chiều, đa dạng, đa phương thức.

Thứ ba, chính quyền địa phương các cấp cần tạo môi trường cởi mở với một số quy tắc ứng xử đi kèm để thanh niên có thể chủ động, tự do trong khuôn khổ thể hiện ý kiến của mình trên các diễn đàn chính trị, xã hội.

Thứ tư, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Đề nghị Chính phủ có các chính sách phù hợp đi kèm với tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức nhằm tạo được bộ dữ liệu riêng về trình độ, năng lực và nhu cầu của thanh niên nhằm phát huy được tối đa nội lực của bộ phận này.

Đại biểu cũng chỉ ra ví dụ, tháng 6 năm 2016, bài học rút ra từ sự kiện nước Anh rời EU với số lượng tìm kiếm trên Google đối với từ khóa "EU là gì?" chỉ tăng vọt vào thời điểm mà cuộc trưng cầu dân ý đã kết thúc, cho thấy rất nhiều người trong đó có người ở Anh không hiểu rõ mình vừa bỏ phiếu cho vấn đề gì và cũng không ít trong số họ đã bày tỏ sự nối tiếc với hành động thờ ơ chính trị của mình. Ở Việt Nam, bộ máy nhà nước ta hiện đang chuyển động theo hướng ngày càng tinh gọn, hiệu quả, với sự xuất hiện của không ít nhân tố tuổi trẻ tài cao. Do đó, để tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị như lời của Tổng Bí thư đã nhắc nhở thanh niên tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI vừa qua rất cần có sự linh hoạt của thể chế, nhằm tạo điều kiện cho người trẻ không phân biệt địa vị, xuất thân được gắn kết sâu rộng hơn nữa đối với hệ thống chính trị, đưa đất nước tận dụng tốt thời kỳ dân số vàng để phát triển ngày càng đi lên.

Hồ Hương

Các bài viết khác